Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi vay |
Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Chứng khoán ACB (ACBS), sau khi lợi nhuận quý IV/2022 giảm tốc so với cùng kỳ, tính chung cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng niêm yết tăng trưởng 34,6% so với mức thực hiện năm 2021.
ACBS cho rằng trong năm 2023, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại với mức tăng khoảng 10% so với năm trước. Tuy nhiên mức tăng trưởng này sẽ có sự phân hoá giữa các ngân hàng. Những ngân hàng có thanh khoản dồi dào và khả năng quản trị rủi ro tốt sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
ACBS dự báo triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 không quá tích cực |
Theo ACBS, thu nhập từ hoạt động tín dụng là trụ đỡ chính khi thu nhập ngoài lãi sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn do thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thể sớm phục hồi. Ngoài ra các mảng dịch vụ thanh toán và thu hồi nợ ngoại bảng cũng sẽ gặp bất lợi do nền kinh tế trong nước và thế giới suy yếu.
Trong quý IV/2022, thu nhập ngoài lãi đã cho tín hiệu suy yếu, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước và chỉ tăng 7,2% so với quý trước do yếu tố mùa vụ.
Cụ thể, lợi nhuận từ hoạt động chứng khoán và đầu tư của các ngân hàng gần như bằng 0. Thu nhập từ mảng môi giới và dịch vụ ngân hàng đầu tư cũng chịu tác động tiêu cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đóng băng. Tuy vậy, thu nhập từ mảng dịch vụ được bù đắp bởi sự tăng trưởng mạnh ở mảng thanh toán và bán chéo bảo hiểm.
Thị trường bất động sản tắc nghẽn thanh khoản cũng khiến công tác thanh lý tài sản bảo đảm là bất động sản gặp khó khăn.
Các hoạt động thanh toán và bancassurance được ACBS dự bảo vẫn tăng trưởng ổn định trong năm 2023 nhưng những hoạt động khác sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn.
Biên lãi thuần (NIM) của các ngân hàng vẫn giữ được ở mức ổn định do lãi suất cho vay có mức tăng khá tương đồng với lãi suất huy động. NIM trong quý IV ước tính ở mức 4,02%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,26 điểm % so với cùng kỳ.
Tuy vậy, NIM giữa các ngân hàng có sự phân hoá tương đối rõ nét. Tình trạng thanh khoản căng thẳng trong quý IV/2022 đã khiến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, tác động tiêu cực đến NIM của những ngân hàng vay ròng lớn trên thị trường này.
Những ngân hàng có NIM giảm trong quý IV/2022 như LienVietPostBank (giảm 0,76%); Techcombank (giảm 0,7%); SHB (giảm 0,56%); MSB (giảm 0,38%);VPBank (giảm 0,13%);VietinBank (giảm 0,1%); TPBank (giảm 0,06%); Eximbank (giảm 0,06%).
Trong khi đó các ngân hàng có NIM cải thiện trong cùng kỳ như: HDBank (tăng 0,36%); SeABank (tăng 0,27%); Vietcombank (tăng 0,14%); VIB (tăng 0,13%); OCB (tăng 0,13%); Sacombank (tăng 0,08%); MB (tăng 0,07%); ACB (tăng 0,06%).
Các chuyên gia của ACBS dự báo trong năm 2023 lãi suất cho vay sẽ chịu áp lực duy trì ở mức tương đối cao. Tình trạng khát vốn của các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục căng thẳng và sẽ phải phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Trong khi đó nguồn cung tín dụng vẫn đang kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà nước sẽ gây áp lực lên lãi suất cho vay. Tuy nhiên, những chỉ đạo giảm lãi suất cho vay của Chính phủ và NHNN sẽ khiến lãi suất cho vay hạ nhiệt trong năm 2023.
Thông thường kỳ điều chính lãi suất cho vay sẽ trễ 3 tháng so với lãi suất huy động nên dự kiến NIM các ngân hàng sẽ phục hồi kể từ quý I/2023.
"Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng NIM của ngành ngân hàng có thể giữ được ổn định ở mức tương đương với năm 2022. Dự báo NIM sẽ duy trì quanh mức 4% trong năm 2023", báo cáo của ACBS nêu rõ.
Dù triển vọng lợi nhuận không quá tích cực và giá của cổ phiếu ngân hàng đã phục hồi 24% từ vùng đáy giữa tháng 11/2022, tuy nhiên theo ACBS, với mức định giá hiện vẫn còn khá hấp dẫn, cổ phiếu ngân hàng vẫn là cơ hội đầu tư phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn.
Tại ngày 7/3, ngành ngân hàng đang được giao dịch ở mức P/E là 8,1 lần và P/B là 1,5 lần, thấp hơn lần lượt 32,1% và 16,4% so với mức trung bình lịch sử 10 năm.
Chuyên gia của ACBS cho rằng những thay đổi về chính sách theo hướng tích cực hơn là chất xúc tác cho giá cổ phiếu ngân hàng hồi phục. Cụ thể là việc Chính phủ tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án của các doanh nghiệp bất động sản và sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp.
Cùng với đó, tình hình vĩ mô quốc tế diễn biến theo chiều hướng khả quan hơn, lạm phát được kiểm soát sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ.
ACBS cũng chỉ ra những rủi ro có thể làm giảm giá cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn như tình trạng dòng vốn tắc nghẽn kéo dài gây ra cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và làm nợ xấu tăng cao; lạm phát ở mỹ duy trì ở mức cao khiến Fed phải tăng thêm lãi suất, gây áp lực lên thanh khoản hệ thống ngân hàng Việt Nam.
TPBank chốt lịch tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023 Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB), nhà băng này sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên vào ngày 26/04/2023 tới ... |
Lộ diện 11 ngân hàng vừa được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng: Room cao nhất 13,5% Theo VNDirect, Ngân hàng Nhà nước đã cấp hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng trong tuần vừa qua với hạn mức cao ... |
Vietinbank rao bán khoản nợ gần 132 tỷ đồng của Công ty Sản xuất Thép Úc SSE Mới đây, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank – HOSE: CTG) thông báo bán toàn bộ dư nợ gốc và lãi, phí của Công ... |
Hồng Giang
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|