Giải pháp nào phát huy vai trò ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển địa phương? Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng |
Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đồng ý việc tổ chức Hội nghị và càng ý nghĩa hơn khi chủ trì Hội nghị là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng, được xác định là phần quan trọng, bền vững và đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Ảnh: TTXVN |
Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Quyết định số 1755/QĐ-TTg). Đây cũng là dịp để tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại biểu để tham mưu Chính phủ ban hành "Nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam"; xác định được phương hướng về Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các nội dung được lựa chọn sẽ được thảo luận sâu, kỹ nhằm tìm ra những giải pháp hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; bảo đảm phát huy vai trò của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và khơi thông nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng; chú ý đến giải pháp tăng cường đóng góp vào GDP, phát triển kinh tế - xã hội của các ngành công nghiệp văn hóa…
Tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ công bố các số liệu về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa vào GDP của cả nước; thực trạng phát triển của từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa (điện ảnh; du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; kiến trúc; thiết kế; xuất bản; thời trang; truyền hình và phát thanh, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ).
Đại diện các bộ, ngành, địa phương và đại biểu một số hội, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực công nghiệp văn hóa sẽ phát biểu tham luận đánh giá, chia sẻ về kết quả phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; Chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong quản lý, đầu tư về các ngành công nghiệp văn hóa; nêu những rào cản, thách thức và đề xuất phương hướng, giải pháp và các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa...
Trên cơ sở kết quả Hội nghị, Chính phủ sẽ có chỉ đạo, định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa, đồng thời xem xét, ban hành "Nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam".
Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng, được xác định là phần quan trọng, bền vững và đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêm (giá hiện hành) các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; đến năm 2019 ước đạt 6,02%. Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số liệu có sự sụt giảm, chỉ còn khoảng 4,32% và 3,92%. Nhưng đến năm 2022, các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng, ước đạt 4,04%. |
Bảo Thoa
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|