Thị trường chứng khoán trải qua 1 tuần rung lắc mạnh tương đối mạnh, trong bối cảnh lực cầu vẫn hành động thận trọng thị phe bán lại tương đối quyết liệt, đặc biệt là trong 2 phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số VN-Index diễn biến tương đối yên bình trong 3 phiên đầu tuần. Những tín hiệu tích cực manh nha xuất hiện khi thị trường phục hồi cả về thanh khoản và điểm số. Song dòng tiền luôn trong trạng thái thụ động và chờ đợi ở giá thấp. Phe bán tỏ ra thiếu kiên nhẫn và ồ ạt bán ra trong 2 phiên cuối tuần khiến thị trường điều chỉnh, xuyên thủng luôn vùng đáy tuần trước đó. Áp lực bán lan tỏa trên toàn thị trường, nhóm vốn hóa lớn cũng không còn giữ được sức mạnh như những phiên trước khiến chỉ số giảm điểm khá nhanh, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5. Tín hiệu tích cực dần trở lại trong những phút cuối phiên ngày 2/8, thị trường hồi 1 mạch gần 30 điểm, tạm thời xua tan tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Đóng cửa tuần giao dịch 29/7-2/8, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.236,60 điểm -5,51 điểm (-0,44%) khép lại tuần giao dịch đầy sóng gió.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện, chỉ còn cách 10,9% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản khớp lệnh bình quân trên sàn HSX đạt 649 triệu cổ phiếu (+4,23%), tương đương 16.067 tỷ đồng (-0,19%) về giá trị giao dịch.
Độ mở thị trường vẫn chìm ngập trong sắc đỏ tuần qua khi có đến 17/21 nhóm ngành giảm điểm. Áp lực điều chỉnh diễn ra áp đảo nhất ở các nhóm ngành: Công nghệ viễn thông (-7.41%), Hóa chất (-5,09%), Xây dựng (-4,33%),... Ở chiều ngược lại, những nhóm ngành ngược dòng tăng điểm phải kể đến như: Bán lẻ (+2,12%), Dầu khí (+1,04%), Phân bón (+0,46%), Ngân hàng (+0,21%).
Khối ngoại cũng giảm cường độ bán ròng trên sàn HSX so với giai đoạn trước đó. Tổng kết cả tuần giao dịch, khối ngoại bán ròng -448 tỷ đồng. Tâm điểm bán ròng trong tuần qua đến từ nhóm cổ phiếu: VIC (-995 tỷ đồng), CTG (-145 tỷ đồng), VHM (-120 tỷ),... Ở chiều mua ròng, khối ngoại gia tăng tỷ trọng 1 số cổ phiếu như: VNM (+990 tỷ đồng), MWG (+260 tỷ đồng), MSN (+228 tỷ đồng),...
Chứng khoán Asean
Thị trường chứng khoán cuối tuần có phiên phục hồi tích cực với lực cầu tham gia mạnh mẽ về cuối phiên và lan tỏa giúp tâm lý thị trường chung cải thiện. Thanh khoản vừa phải không quá lớn cho thấy lực cầu vẫn còn dè chừng và chỉ thể hiện cục bộ ở một vài cổ phiếu, tuy nhiên với diễn biến mua áp đảo giúp VNINDEX gia tăng xác suất hình thành đáy 2. Tuy nhiên, việc phục hồi nhanh và mạnh về cuối phiên chưa thể phản ánh đầy đủ trong bối cảnh thị trường chưa chính thức tạo đáy và lực cầu T+ có thể xuất hiện trong phiên giao dịch kế tiếp.
Lực cầu bắt đáy tiếp tục gia tăng
Chứng khoán Kiến Thiết (CSI)
Xét trên biểu đồ ngày, phiên đảo chiều tăng điểm cuối tuần hôm nay chưa thể kết luận thị trường đã tạo đáy xong, nhưng vẫn là một tín hiệu cho thấy lực cầu đã bắt đầu gia tăng. Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, tạm thời chưa nên mở thêm vị thế mua mới hay gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu đang có trong danh mục, thay vào đó cần kiên nhẫn chờ đợi thêm tín hiệu tích cực rõ ràng hơn. Trong chiều hướng giảm giá, chúng tôi kỳ vọng ngưỡng 1.195 điểm tiếp tục là mốc hỗ trợ quan trọng của VN-Index trong tuần tới.
Quán tính tăng điểm tiếp diễn
Dự báo tuần sau, với quán tính tăng điểm hiện có, chỉ số VN-Index sẽ kiểm định lại vùng 1.240 - 1.245 điểm (kháng cự trong phiên). Biên độ dao động và biến động sẽ cao khi áp lực bán quanh kháng cự tăng. Nếu VN-Index tìm được điểm cân bằng và tiếp tục tăng đến vùng 1.255 điểm, tín hiệu tạo đáy sẽ rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, với diễn biến không đồng thuận từ nhóm cổ phiếu thành phần và không có sự tích cực đáng kể trên nhóm vốn hóa lớn, khả năng áp lực bán trở lại quanh 1.240 - 1.245 điểm vẫn đang cao.
Xuất hiện các tín hiệu tạo đáy đầu tiên
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Thanh khoản giao dịch tập trung chủ yếu về cuối phiên khi dòng tiền bắt đáy gia tăng đột biến, giúp cho chỉ số đảo chiều và hình thành mẫu hình nến "piercing", cho thấy các tín hiệu tạo đáy đầu tiên.
Tâm lý giao dịch phần nào đã được giải tỏa khi lực cầu quyết liệt nhập cuộc tại các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm dẫn dắt như chứng khoán, giúp củng cố cho đà phục hồi của chỉ số. Sau khi trải lệnh mua trở lại một phần tỷ trọng tại vùng giá thấp, nhà đầu tư có thể linh hoạt bán trading khi giá cổ phiếu hoặc chỉ số hồi phục và chạm kháng cự.
Các kịch bản tiêu cực có thể xảy ra
Chứng khoán TPBank (TPS)
VN-Index có phiên hồi phục, quay lại trở lại vùng giá 1.230 điểm với thanh khoản khá tích cực. Tuy nhiên, việc kiểm nghiệm lại vùng giá 1.230 điểm này sớm lại dấy lên những lo ngại về việc giảm điểm và hình thành một xu thế giảm mới trong ngắnh hạn.
Xét trên đồ thị tuần, thị trường ghi nhận một tuần giao dịch giằng co về giá khi VN-Index vẫn cố gắng tìm được vùng cân bằng cho 2 bên mua và bán. Nhóm phân tích vẫn duy trì quan điểm lo ngại các kịch bản tiêu cực có thể xảy ra. Nhà đầu tư cần quan sát vùng chỉ số 1.230 điểm này, VN-Index có thành công vượt qua được trong tuần sau hay không để có quyết định đầu tư.
Tranh chấp quanh đường MA(150)
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
Quán tính hồi phục vẫn còn nhưng dự kiến nguồn cung sẽ gia tăng trở lại nên có khả năng thị trường sẽ có trạng thái tranh chấp quanh đường MA(150) trong thời gian gần tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.
Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng trước trạng thái bất ổn của thị trường và hạn chế mua đuổi theo giá tăng. Đồng thời, vẫn cần cân nhắc những đợt hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Nhận định chứng khoán phiên 2/8: Quán tính giảm điểm! Thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu tháng 8 bất ngờ chứng kiến cảnh bán tháo mạnh trên diện rộng, VN-Index mất tới hơn ... |
Giải mã "con sóng thần" của cổ phiếu chứng khoán phiên cuối tuần Động lực chính cho cú quay xe đầy bất ngờ phiên cuối tuần qua của thị trường gọi tên cổ phiếu nhóm chứng khoán khi ... |
Agriseco gọi tên các cổ phiếu tiềm năng trong tháng 8, một đại diện họ nhà thép góp mặt Trong báo cáo danh mục khuyến nghị tháng 8/2024, Agriseco lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng trong tháng 8, ưu tiên lựa chọn những ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|