Cụ thể, LPBank mới được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385,3 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu. Trước đó, phương án tăng vốn trên đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 thông qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Cụ thể, LPB dự kiến sẽ phát hành thêm 1,1385 tỉ cổ phiếu. Trong đó, 328,5 triệu cổ phiếu phát hành trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 19%; 500 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài; 10 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Vốn điều lệ của LPB sau đợt này sẽ tăng lên 28.676 tỷ đồng.
TPBank cũng thông báo đã nhận được công văn của NHNN về việc chấp thuận cho nhà băng tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.199 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ hơn 15.000 tỷ đồng lên hơn 22.000 tỷ đồng.
Mới đây, NHNN đã chấp thuận cho Vietcombank được tăng vốn điều lệ từ mức 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế còn lại năm 2019, 2020 (sau trích lập các quỹ và cổ tức).
OCB cũng vừa được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 6.849 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau phát hành, vốn điều lệ của tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng. Sau khi tăng vốn điều lệ, Aozora Bank, Ltd. vẫn là cổ đông lớn nắm giữ 15% vốn của ngân hàng.
SeABank cũng vừa công bố công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.500 tỷ đồng. Theo đó, SeABank sẽ tăng vốn theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua vào tháng 4 vừa qua bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tối đa 2.952 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất kế hoạch tăng vốn năm 2023, vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng lên đến 25.903 tỷ đồng.
Tại nhiều ngân hàng khác, kế hoạch tăng vốn cũng đã được ĐHCĐ chấp thuận và dự kiến sẽ sớm được thực hiện trong nửa cuối năm 2023.
Cụ thể, ĐHCĐ của VietinBank cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2023 từ gần 12.330 tỷ đồng lên 60.387 tỷ đồng, hoặc trên 66.000 tỷ đồng. Với BIDV, ngân hàng này có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ trong năm 2023 theo 2 đợt phát hành cổ phiếu.
Với Agribank, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Agribank đạt gần 34.330 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Như vậy, nếu được đồng ý, vốn của Agribank sẽ tăng lên khoảng 51.430 tỷ đồng.
Ngoài ra một số ngân hàng thương mại tư nhân cũng dồn dập lên kế hoạch tăng vốn trong năm 2023 như VPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 67.434 tỷ đồng lên hơn 79.339 tỷ đồng; MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 9.000 tỷ đồng, lên 54.363 tỷ đồng; NCB sẽ tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên gần 11.802 tỷ đồng…
Vietcombank được NHNN chấp thuận tăng vốn lên hơn 55.800 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn về việc chấp thuận cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank ... |
LPBank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 4222/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần ... |
SeABank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 5.500 tỷ đồng Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa công bố công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp ... |
Tường San
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|