Dự báo công nghiệp ô tô: Nhiều hãng châu Âu gặp khó

(Banker.vn) Về công nghiệp ô tô châu Âu, một số nhận định cho rằng, thách thức như thay đổi luật khí thải có thể tiếp tục làm giảm biên lợi nhuận của các nhà xuất.
Tạo đột phá phát triển ngành công nghiệp ô tô Toyota tiến gần đến cột mốc 1 triệu xe bán ra tại Việt Nam Điều kiện cần để Nissan được sáp nhập với Honda

Theo hãng tin tức Euronews, Hiệp hội Các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô tại châu Âu nhận định rằng, một số thách thức như thay đổi luật khí thải cũng như áp lực chi phí có thể tiếp tục làm giảm biên lợi nhuận của các nhà sản tại khu vực này trong năm nay.

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu có thể sẽ trải qua một năm đầy thách thức, mặc dù doanh số bán xe điện (EV) dự báo ​​sẽ tăng đột biến trong năm nay. Theo dự kiến, các công ty ô tô cũng có khả năng sẽ tung ra một số mẫu xe mới vào năm 2025.

Năm 2024, doanh số bán xe điện Tây Âu giảm xuống còn 1,9 triệu xe. Ảnh: Euronews
Năm 2024, doanh số bán xe điện Tây Âu giảm xuống còn 1,9 triệu xe. Ảnh: Euronews

Giám đốc điều hành của Hiệp hội Các nhà sản xuất và kinh doanh ô tô tại châu Âu (SMMT) Mike Hawes cho biết, số tiền để kích thích nhu cầu, thực hiện chương trình khuyến mại sẽ chịu áp lực rất lớn khi các nhà sản xuất có nguồn lực rất hữu hạn.

Trên thực tế, ngành xe điện châu Âu năm ngoái đã gặp khó khăn do chính phủ cắt giảm trợ cấp. Theo Schmidt Automotive Research, năm 2024, doanh số bán xe điện Tây Âu giảm xuống còn 1,9 triệu xe, chiếm khoảng 16,6% thị trường, dự kiến ​​doanh số bán xe điện sẽ đạt 2,7 triệu xe, tương đương 22,2% thị trường trong năm nay.

Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu doanh số bán xe điện chiếm 80% tổng doanh số bán ô tô vào năm 2030. Nhưng mục tiêu này có thể khó đạt được nếu xét theo quỹ đạo hiện tại. Trong khi đó, EU cũng đang đặt mục tiêu doanh số bán xe điện chiếm 100% tổng doanh số bán ô tô mới vào năm 2035.

Về những thay đổi về quy định, EU có thể áp đặt quy định rằng các nhà sản xuất sẽ bị phạt tới 95 euro/xe cho mỗi gam CO2 thải ra đối với mỗi chiếc ô tô, trong khi mức giới hạn hiện nay là 93,6g/xe. Đây là một trong những biện pháp mạnh tay của EU nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khi châu Âu đang nóng lên gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980.

Đến năm 2030, mục tiêu dự kiến của EU ​​sẽ được nâng lên không quá 49,5 gam CO2 cho mỗi xe ô tô chở khách mới. Các nhà sản xuất ô tô có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lớn nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc.

Đáng chú ý, EU đã áp dụng mức thuế cao hơn đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến lo ngại ngày càng tăng về việc các nhà sản xuất ô tô Đức như BMW, Mercedes-Benz và Audi tại thị trường quốc gia này.

Vì Trung Quốc là thị trường chính của nhiều hãng xe châu Âu, bất kỳ mức tăng thuế quan nào cũng có thể gây ra hậu quả sâu rộng. Hiện tại, các công ty được hưởng nhiều lợi ích từ Chính phủ Trung Quốc, chẳng hạn như giá thuê bất động sản rẻ hơn và giảm thuế cho công tác vận hành.

Cùng với đó, mức lạm phát cao liên tục cũng có thể tới nhiều nhà sản xuất. Các công ty ô tô đang phải chịu biên lợi nhuận “yếu” hơn, với ít tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là quá trình điện khí hóa. Do đó, một số nhà sản xuất có thể không cung cấp được nhiều mẫu mã và tính năng đa dạng mà các thương hiệu Trung Quốc đã cung cấp trong nhiều năm nay, có khả năng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Các hãng xe lớn như Stellantis và Volkswagen đang phải đối mặt với các vấn đề liên tục như đình công và nguy cơ sa thải. Những vấn đề này có thể tiếp tục diễn ra trong năm nay.

Trần Đình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục