Honda "bắt tay" Nissan sản xuất xe điện và phần mềm trí tuệ nhân tạo Tesla tăng giá xe điện Model Y tại một số quốc gia châu Âu Xe điện Vinfast mở rộng thị trường sang Tây Thái Bình Dương |
Đăng tải trên tờ Financial Times, phân tích mới nhất từ tổ chức Transport & Environment (Bỉ) dự báo 25% số xe điện bán ra ở Liên minh Châu Âu (EU) trong năm nay sẽ được sản xuất tại Trung Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng hơn bao giờ hết.
Triển lãm xe điện BYD tại Munich, Đức. Nguồn ảnh: Krisztian Bocsi, Bloomberg. |
Theo nghiên cứu của tổ chức, có khoảng 19,5% ô tô điện bán ra trong khối EU năm ngoái được sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm trong đó là dòng xe đến từ thương hiệu Trung Quốc, như MG và BYD, cũng như các dòng xe phương Tây nhưng được sản xuất tại Trung Quốc, như Tesla, BMW và Renault. Đặc biệt, xe điện thương hiệu Trung Quốc hiện đang chiếm 11% thị trường EU và dự tính sẽ đạt 20% vào năm 2027. Hãng xe BYD cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, khi chiếm từ 0,4% thị phần vào năm 2019, lên đến 8%.
Nghiên cứu này diễn ra trong bối cảnh Brussels đang hoàn tất cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện có nguồn gốc từ Trung Quốc. Kết quả từ cuộc điều tra này được dự báo sẽ dẫn đến việc tăng thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ nước này.
Người đứng đầu chi nhánh châu Âu của BYD, Michael Shu, đã có lời phản đối những cáo buộc từ EU về trợ cấp từ Trung Quốc vào tháng trước. Chia sẻ với tờ Financial Times, ông cho rằng chính sự đầu tư sớm hơn vào công nghệ và hiệu suất, so với các đối thủ cạnh tranh, đã khiến giá xe của hãng rẻ hơn, không phải từ trợ cấp của chính phủ Trung Quốc.
Dự tính nếu tăng mức thuế quan với xe điện lên 25% (so với 10% như hiện nay) Ủy ban Châu Âu (EC) có thể thu được 6 tỷ euro mỗi năm và sẽ tăng cường sức cạnh tranh của những dòng xe nội địa. Đặc biệt, dòng xe Trung Quốc có phân khúc lớn và lợi nhuận cao là Sedan và SUV cỡ trung, nếu áp dụng mức thuế quan dự kiến, sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với các mẫu xe tương đương ở châu Âu. Điều này có khả năng thúc đẩy các tập đoàn Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất xe trong EU.
Bà Julia Poliscanova, giám đốc chính sách tổ chức Transport & Environment cho biết: “Thuế quan sẽ buộc các nhà sản xuất ô tô phải nội địa hóa sản xuất xe điện ở châu Âu. Đây là tin tốt vì chúng tôi cần thêm những cơ hội việc làm và kỹ năng sản xuất”. Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng tăng thuế quan chỉ là một giải pháp tạm thời, và khuyên các nhà sản xuất nên chuẩn bị sẵn sàng trước viễn cảnh Trung Quốc đặt nhiều nhà máy xe điện tại châu Âu.
Trên thực tế, chính hãng xe BYD của Trung Quốc cũng đang xây dựng một nhà máy ở Hungary và dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất xe điện tại quốc gia này vào cuối năm tới. Công ty này cho biết họ đang đặt mục tiêu chiếm 10% thị phần xe điện và trở thành một trong những thương hiệu xe lớn nhất tại châu Âu vào năm 2030.
Mặt khác, việc áp dụng mức thuế quan mới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chính những hãng xe lâu đời tại châu Âu như BMW và Renault, vốn đang đặt nhà máy sản xuất xe điện tại Trung Quốc. Còn về phía Trung Quốc, nhiều nhà phân tích cho rằng các hãng xe hoàn toàn vẫn có thể kiếm lợi nhuận cao, dựa trên thực tế rằng giá bán nội địa rẻ hơn rất nhiều so với giá xuất khẩu. Tại Trung Quốc, một chiếc ô tô điện được ước tính có giá thấp hơn tới 28% so với giá bán tại châu Âu.
Phú Quý
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|