Cụ thể, kết thúc quý I/2024, tín dụng hợp nhất của VPBank tăng 2,1% so với đầu năm, cao hơn mức trung bình ngành 1,3%, và tăng gần 22% so với cùng kỳ, đạt gần 613.000 tỷ đồng. Trong đó, phân khúc SME ghi dấu ấn với mức tăng gần 14%, nhờ đẩy mạnh chiến lược thu hút khách hàng mới và sốhóa quy trình cho vay nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Ảnh: Internet |
Phân khúc Khách hàng cá nhân, tiếp tục phát huy thế mạnh với dư nợ cho vay đạt trên 240.000 tỷ đồng, với dấu ấn từ các sản phẩm cho vay kinh doanh và thẻ tín dụng, tăng lần lượt 3,4% và 4% so với đầu năm.
Đáng chú ý, phân khúc cho vay mua nhà phố ghi nhận tăng trưởng 5%, chiếm tỷ trọng 51% trên tổng quy mô cho vay mua nhà, phát đi tín hiệu ấm dần của thị trường bất động sản.
Cùng với tăng trưởng quy mô tín dụng, huy động từ khách hàng và giấy tờ có giá của ngân hàng hợp nhất tăng 2,4% so với cuối năm 2023 và tăng hơn 21% so với cùng kỳ.
Tại thời điểm 31/3, chi phí vốn của ngân hàng hợp nhất giảm xuống dưới 5% so với trung bình trên 6% của quý IV và cả năm 2023.
Trong quý I/2024, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.182 tỷ đồng, tăng gần 66% so với quý liền trước và 64% so với cùng kỳ. Riêng tại ngân hàng mẹ, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.900 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với quý IV/2023, với tổng thu nhập hoạt động tăng 15% và thu nhập lãi thuần tăng 25% so với cùng kỳ.
Trong quý I, hoạt động chứng khoán (VPBankS) lãi hơn 182 tỷ đồng, bảo hiểm OPES lãi hơn 96,7 tỷ đồng, công ty tài chính tiêu dùng (FE Credit) vẫn lỗ gần 853 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I/2024, tổng tài sản VPBank ở mức 822.367 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cuối năm ngoái. Cho vay khách hàng tăng 2,9% lên 582.691 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng tăng 3% lên 455.817 tỷ đồng.
Trong ba tháng đầu năm, danh mục cho vay của VPBank có sự chuyển dịch. Cụ thể, dư nợ cho vay hộ kinh doanh, cá nhân đã giảm từ 292.960 tỷ đồng xuống 289.017 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 49,6% tổng danh mục cho vay vào cuối quý I. Quý I/2023, dư nợ lĩnh vực này từng chiếm 56,7% tổng danh mục cho vay của VPBank.
Trong khi đó, cho vay công ty cổ phần khác đã tăng từ 146.003 tỷ đồng lên 166.935 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng danh mục. Ngoài ra, tỷ trọng cho vay ký quỹ và ứng trước cũng ghi nhận sự tăng trưởng.
Tương tự, nếu nhìn vào danh mục cho vay theo ngành, VPBank đã giảm dư nợ cho vay với mục đích sản xuất, dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình và cho vay cá nhân để mua nhà ở, trong khi tăng dư nợ của mảng tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và kinh doanh bất động sản ...
Số dư nợ xấu của ngân hàng đã giảm 0,9% xuống 28.173 tỷ đồng. Nợ xấu giảm chủ yếu là nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), trong khi nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đều đi lên. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank đã giảm từ 5,02% xuống 4,84%.
Tính đến cuối quý I, ngân hàng hợp nhất có 25.271 nhân viên, tăng khoảng 300 người so với đầu năm. Trong khi đó, ngân hàng mẹ lại ghi nhận số lượng nhân viên giảm khoảng 200 người.
So với cùng kỳ năm trước, chi phí bình quân cho nhân viên VPBank (ngân hàng hợp nhất) đã tăng thêm 11,4% lên 28,8 triệu đồng/người/tháng, chủ yếu do số lượng cán bộ nhân viên trung bình đã giảm 12,3%. Trong khi đó, chi phí bình quân cho nhân viên ngân hàng mẹ là 35,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Năm nay, VPBank lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 23.165 tỷ đồng, tăng 114% so với kết quả thực hiện của năm 2023 (đạt 10.987 tỷ đồng). Trong đó, lợi nhuận của ngân hàng mẹ là 20.709 tỷ đồng (gấp 2,14 lần năm trước), lợi nhuận của FE Credit là 1.200 tỷ đồng (năm 2023 lỗ 3.699 tỷ đồng), Chứng khoán VPBank (VPBankS) là 1.902 tỷ đồng (tăng 52%) và Bảo hiểm OPES là 873 tỷ đồng (gấp 5,6 lần năm 2023).
Đến cuối năm nay, tổng tài sản của ngân hàng dự kiến mở rộng thêm 19% lên 974.270 tỷ đồng. Trong đó, tổng tài sản của ngân hàng mẹ đạt 898.350 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng dự kiến tiến thêm 22%, lên 598.864 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng năm 2024 dự kiến đạt 25,2%, tương ứng với dư nợ cấp tín dụng 752.104 tỷ đồng. Mức tăng trưởng tín dụng trên còn phụ thuộc vào hạn mức của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng riêng lẻ kiểm soát dưới 3%.
Về phương án phân phối lợi nhuận, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của VPBank là 8.353 tỷ đồng. Trong năm 2024, ngân hàng này dự kiến sử dụng 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỷ lệ 10%.
Sau khi chia cổ tức, lợi nhuận còn lại là 418,6 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trả cổ tức là quý II và quý III/2024. Thời gian cụ thể sẽ do HĐQT quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và các điều kiện thực tế của ngân hàng.
Năm 2024, VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 30 triệu cổ phiếu, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Lộ diện ngân hàng yếu kém được VPBank nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - HOSE: VPB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, ... |
Điều gì khiến Kinh Bắc "lọt vào mắt xanh" của VPBanks? Cổ phiếu KBC của Kinh Bắc lọt "tầm ngắm" của VPBankS bởi việc sở hữu nhiều quỹ đất với vị trí đắc địa, cùng với ... |
VPBankS: Dư nợ cho vay margin trong quý I đạt 8.995 tỷ, lợi nhuận sau thuế giảm 44% Trong quý I/2024, VPBankS báo lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể chủ yếu đến từ nghiệp vụ tự doanh “hao hụt” 60% so với ... |
Thiên Kim
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|