Vì sao những ngày qua giá xăng dầu thế giới liên tiếp suy giảm?

(Banker.vn) Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu suy giảm khoảng 1% xuống mức thấp gần 5 tháng qua do sức tăng của đồng USD và lo ngại về nhu cầu của thị trường.
Giá xăng dầu dự báo giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 7/12/2023 Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 4/12/2023: Giá vàng trong nước vẫn cao; giá xăng dầu có thể đi xuống Giải mã giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc

Thị trường dầu mỏ vào ngày thứ Tư đã chứng kiến việc "bán tháo tăng tốc", khi giá dầu thô Mỹ giảm xuống dưới 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng Bảy.

Làn sóng bán hàng mới nhất là tín hiệu tốt cho người tiêu dùng, cho thấy giá xăng có thể còn giảm xuống gần 3 USD/gallon trên thị trường Mỹ. Giá giảm này được xem là gần tương đương với mức chạm đáy 3,10 USD/gallon vào cuối tháng 12 năm ngoái ngay trước lễ Giáng sinh. Trong khi, mức giá xăng dầu của Hoa Kỳ chưa bao giờ dưới 3 USD kể từ tháng 5/2021.

Vì sao những ngày qua giá xăng dầu thế giới liên tiếp suy giảm?
Giá xăng dầu thế giới liên tiếp xuy giảm (Ảnh minh họa)

Hiện giá dầu thô của Mỹ đã giảm xuống mức 69,11 USD/thùng vào thứ Tư, mức thấp nhất trong ngày kể từ ngày 29/6. Giá dầu chốt ở mức 69,38 USD/thùng, giảm 4,1% trong ngày. Dầu thô Brent, chuẩn quốc tế, giảm 3,8% xuống 74,25 USD/thùng.

Trong khi giá xăng dầu tại Việt Nam, xăng E5 RON 92 đang ở mức giá 21,799 đồng/lít, xăng RON 95 không vượt quá 22,990 đồng/lít, dầu Diesel là 20,196 đồng/lít, dầu hỏa có mức giá 21,116 đồng/lít, dầu Mazut có giá15,729 đồng/lít.

Tại thị trường một số nước như Nga, giá dầu đã giảm bất chấp nhận xét của Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak rằng OPEC+ sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn trong quý đầu tiên của năm 2024 để loại bỏ “đầu cơ và biến động” nếu các hành động cắt giảm sản lượng hiện tại là không đủ.

Cùng với đó, tại cuộc họp giữa tuần trước, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024, trong đó có 1,3 triệu thùng cắt giảm tự nguyện của Saudi Arabia và Nga.

Bà Fiona Cincotta, nhà phân tích thị trường tài chính tại công ty dịch vụ tài chính StoneX của Mỹ, cho biết: “Yếu tố tự nguyện của thỏa thuận khiến thị trường đặt câu hỏi liệu việc cắt giảm nguồn cung có thực sự có hiệu lực hay không”.

Trong khi, sản lượng dầu ở Mỹ lập kỷ lục trong hai tháng liên tiếp, đặt ra thách thức đối với quyền kiểm soát thị trường của Saudi Arabia với tư cách là nhà lãnh đạo của OPEC. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tháng 9/2023, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Mỹ đã tăng 224.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, lên 13,4 triệu thùng/ngày.

Vì sao những ngày qua giá xăng dầu thế giới liên tiếp suy giảm?
(Ảnh theo Brandon Bell/Getty Images North America/Getty Images)

Cùng với đó, đồng USD cũng chạm mức cao nhất trong hai tuần, gây áp lực lên nhu cầu dầu vì khiến "vàng đen" trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Ngoài ra, những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu trong tương lai cũng đè nặng lên giá dầu, một ngày sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's đã hạ mức triển vọng xếp hạng của Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực.

Đồng thời, Điện Kremlin cũng cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ cần thời gian để có hiệu lực. Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm các thành viên OPEC là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Saudi Arabia và tiếp đón Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Moscow.

Các nhà phân tích cho biết đợt bán tháo đang được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm lo ngại về việc Trung Quốc giảm nhu cầu nhập khẩu dầu, nguồn cung kỷ lục từ Mỹ và sự thất vọng về quyết định của OPEC+ vào tuần trước.

Ông Andy Lipow, Chủ tịch Công ty tư vấn Lipow Oil Associates, cho biết: “Thị trường đã sụt giảm khá nhanh”. “Nó thực sự có thể được hiểu là OPEC+ mất khả năng kiểm soát giá”.

Tuần trước, các thành viên OPEC+ đã đồng ý cắt giảm nguồn cung nhưng thỏa thuận đó vấp phải sự hoài nghi vì tính chất tự nguyện của động thái này. Theo Lipow việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ dường như mang tính phong cách hơn là thực chất.

Tất cả điều này là tin đáng mừng cho người tiêu dùng. Theo AAA, ngay cả trước đợt bán tháo dầu hôm thứ Tư, giá xăng trung bình trên toàn quốc đã giảm xuống còn 3,22 USD/gallon. Đó là mức thấp mới trong 11 tháng và thấp hơn nhiều so với tháng 9 là 3,88 USD.

Theo Lipow, giá xăng có thể sẽ giảm thêm 5 đến 7 cent một gallon trong tuần tới. Chuyên gia kinh tế này cho biết trong khi tình trạng bất ổn mới ở Trung Đông hoặc việc Venezuela tiếp quản Guyana có thể vực dậy giá dầu, thì ngày càng có nhiều khả năng giá xăng ở Mỹ sẽ giảm xuống mức 3 USD/gallon trên toàn quốc.

Robert Yawger - Phó Chủ tịch Năng lượng tương lai tại Mizuho Securities, mô tả đợt bán tháo hôm thứ Tư là một “cuộc khủng hoảng”. Theo Yawger, dữ liệu liên bang mới cho thấy lượng xăng tồn kho hàng tuần tăng mạnh, gây lo ngại về nhu cầu năng lượng yếu.

Hiện nay các thông tin về các chuỗi sự kiện liên tiếp công bố dẫn đến việc thị trường xăng dầu toàn cầu đang có chiều hướng giảm. Tại thời điểm này các trang thông tin chính thống quốc tế vẫn chưa có thêm thông tin gì về việc thị trường xăng dầu thế giới tăng lên trong tương lai.

Quốc Việt (theo CNN)

Theo: Báo Công Thương