Khái niệm nến Harami
Harami trong tiếng Nhật có nghĩa là mang thai, xuất phát từ hình dạng của nến giống như đang mang thai. Do đó, nến Harami còn được gọi với cái tên khác là mô hình nến mẹ bồng con. Mô hình này gồm có 2 cây nến liền nhau, chân nến đầu tiên được coi là nến mẹ bao quanh hoàn toàn thân nến thứ hai được coi là nến con. Trong đó, cây nến đầu tiên thân sẽ dài bao phủ chọn cây nến thứ 2. Cây nến thứ 2 có chiều dài không quá lớn.
Nến Harami là một loại mô hình nến có thể được sử dụng để dự đoán biến động giá trong tương lai trên thị trường. Được coi là một mô hình đảo chiều, có nghĩa là nó có thể được sử dụng để báo hiệu một sự thay đổi giá theo hướng của thị trường. Do đó, mô hình nến này được các nhà đầu tư sử dụng khi đưa ra quyết định giao dịch mua hoặc bán.
Harami là mô hình nến đảo chiều, cho thấy xu hướng hiện tại đang dần yếu đi, và thị trường đang có xu hướng mới. Harami có 2 xu hướng tăng giá (Bullish Harami) và giảm giá (Bearish Harami).
Harami có 2 xu hướng tăng giá Bullish Harami và giảm giá Bearish Harami (ảnh nguồn internet) |
Bullish Harami: mô hình 2 nến, cây nến đầu tiên là một cây nến dài màu đỏ. Cây thứ hai là một cây nến xanh nhỏ hơn. là một mô hình tiếp tục hoặc đảo ngược xu hướng tăng giá ngắn hạn. Nến thứ hai càng nhỏ thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh. Bóng của nến thứ hai không nhất thiết phải nằm trong thân nến đầu tiên, nếu có sẽ cho tín hiệu đáng tin cậy hơn.
Bearish Harami: là mô hình nến đảo chiều giảm cho thấy xu hướng thị trường chuẩn bị chuyển hướng từ tăng sang giảm. Mô hình Harami Bearish là một mô hình hai nến bao gồm một thân nến tương đối ngắn màu đỏ nằm trong một thân nến dài màu xanh trước đó.
Đặc điểm của mô hình nến Harami
Để nhận dạng được mô hình nến Harami một cách chính xác nhất, chúng ta cần nắm vững những điểm sau đây:
Cho dù mô hình Harami cho dấu hiệu xu hướng tăng hay giảm thì đều là nến đôi.
Nến đầu tiên sẽ luôn là nến có phần thân dài và sẽ là nến tăng hoặc giảm.
Nến còn lại có thể là màu đỏ hoặc xanh, nó thể hiện tín hiệu đảo chiều tăng hay giảm của xu hướng thị trường và kích thước không quá 25% nến đầu tiên đứng trước nó.
Xu hướng có tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ nhất khi cây nến thứ hai nằm trong khoảng giữa chiều cao cây nến thứ nhất. Nhưng riêng đối với mô hình Bearish Harami, cây nến thứ hai nằm phía dưới thân cây nến thứ nhất thì thị trường thường sẽ đi theo xu hướng đi ngang sideway.
Tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh mẽ hơn nếu như giá đóng cửa, giá mở cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất của cây nến thứ hai nằm trong vùng của cây nến thứ nhất.
Khả năng xu hướng đảo chiều càng rõ ràng nếu như phần thân và bóng nến của cây nến thứ hai càng nhỏ và càng giống đặc điểm hình dáng của cây nến Doji.
Ý nghĩa mô hình nến mẹ bồng con Harami
Mô hình nến Harami cho ta thấy được tâm lý của thị trường dựa vào Bearish và Bullish Harami, cụ thể như sau:
Phía bên mua đang nắm giữ thị trường một thời gian dài và ráng đẩy giá tăng lên tức là xu hướng tăng vẫn đang kéo dài. Nếu nến Bearish Harami xuất hiện nghĩa là bên bán đang có động thái bán cổ phiếu ra khiến cho giá mở cửa giảm thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nến đứng trước nó.
Dựa vào mô hình nến mẹ bồng con Harami, các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường để có thể đưa ra quyết định mua hay bán cho hợp lý. (ảnh nguồn internet) |
Ngược lại, phía bên bán đã nắm giữ thị trường một thời gian dài và nến Bullish Harami xuất hiện nghĩa là bên mua đang mua cổ phiếu vào. Lúc này giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa của cây nến trước.
Thị trường đã chuẩn bị sẵn sàng đảo chiều khi mô hình nến Harami xuất hiện vì lúc này giá của thị trường không thể cao hơn giá trị cao nhất của nến Bearish Harami hay không thể giảm xuống thấp hơn giá trị thấp nhất của nến Bullish Harami.
Dựa vào mô hình nến mẹ bồng con Harami, các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường để có thể đưa ra quyết định mua hay bán cho hợp lý.
Một số hạn chế của mô hình nến Harami
Việc chỉ sử dụng mô hình nến Nhật nói chung hay nến Harami nói riêng để đưa ra quyết định đầu tư là khá mạo hiểm. Thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng, nhà đầu tư không nên sử dụng Harami như thước đo duy nhất khi giao dịch. Nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp nến này với các chỉ số, chỉ báo kỹ thuật để có đánh giá toàn diện nhất về thị trường.
Hơn nữa, mô hình này chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu nằm ở cuối xu hướng giá. Vì vậy nhà đầu tư cần cẩn trọng quan sát trước khi ra quyết định cuối cùng. Tốt nhất là nên chờ thêm một cây nến sau mô hình. Nếu nó tiếp tục xu hướng của nến thứ hai, nhà đầu tư có thể chắc chắn hơn về việc giá đổi chiều.
Chiến lược giao dịch với mô hình nến Harami
Mô hình nến Harami báo hiệu xác suất đảo chiều chỉ tương đối. Vậy nên sử dụng mô hình này kết hợp với các chỉ báo đảo chiều khác như RSI, Fibonacci, Bollinger Bands,.. để có thể tìm thấy các điểm mua bán thích hợp.
Kết hợp với Hỗ trợ và kháng cự
Nếu Bearish Harami xuất hiện phía trong vùng kháng cự tức là xu hướng đảo chiều có thể rõ ràng hơn và các nhà đầu tư có thể đặt lệnh MUA.
Ngược lại, nếu Bullish Harami xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ thì nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh BÁN.
Harami và RSI: khi mô hình Harami xuất hiện trong vùng quá bán hoặc vùng quá mua của RSI thì các nhà đầu tư có thể xem xét điểm vào lệnh phù hợp
MUA = Bullish Harami + RSI dưới 30 (Đường quá bán)
BÁN = Bearish Harami + RSI trên 70 (Đường quá mua)
Harami và Đường trung bình động:
MUA = Bullish Harami + Mức đóng cửa nằm dưới đường trung bình động 20 kỳ
BÁN khi giá đóng cửa vượt qua đường trung bình động 20 kỳ
Harami với Bollinger Bands: giao dịch các nến haramis hình thành ở các cạnh bên ngoài, khi giá chạm vào một mức của các dải bollinger trên hoặc dưới.
Khi giá chạm vào dải bollinger phía trên cùng lúc một Bearish Harami được hình thành, hãy mở một lệnh BÁN.
Tương tự như vậy, đặt lệnh MUA cho đến khi giá chạm vào dải bollinger thấp hơn + Bullish Harami.
Mô hình nến Bullish Harami là một mô hình cung cấp tín hiệu đảo chiều có độ tin cậy thấp. Vì vậy, không nên sử dụng độc lập mà phải kết hợp với những công cụ, phương pháp khác thì các chiến lược giao dịch với nến Harami sẽ có độ hiệu quả cao, tiềm năng lợi nhuận lớn.
Tìm hiểu về phát hành chứng khoán, lợi ích khi phát hành chứng khoán đối với doanh nghiệp Phát hành chứng khoán là việc tổ chức chào bán cho các nhà đầu tư những giấy tờ có giá để trang trải cho nhu ... |
Tìm hiểu về FED, những ảnh hưởng từ FED đến tài chính toàn cầu FED hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ. Đây là tổ chức duy nhất trên ... |
Tìm hiểu về chỉ số QOQ, giữa chỉ số QOQ với chỉ số YOY có điểm gì khác nhau? Chỉ số QOQ là một kĩ thuật đo lường tính toán sự thay đổi dữ liệu của một quý qua quý liền trước trong cùng ... |
Diệp Oanh (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|