Ngày 1/11 tới đây, Nam Việt sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng. Với 132,12 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Nam Việt cần chi hơn 132 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Thời gian thực hiện thanh toán là ngày 1/12/2022.
Thủy Sản Nam Việt sắp chi hơn 132 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 |
Về tình hình kinh doanh, trong quý II/2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu tăng 21% đạt 1.295 tỷ đồng nhờ sản lượng và giá bán cùng tăng. Giá vốn giảm 10% giúp lợi nhuận gộp gấp 3,3 lần đạt 455 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 12,86% lên 35,13%.
Chi phí tài chính tăng 44%, chi phí bán hàng tăng 32% và chi phí quản lý gấp 6 lần cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh nghiệp cá tra đạt 241 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, gấp 10 lần so với nền thấp cùng kỳ năm trước.
Lũy kế nửa đầu năm, công ty đạt 2.514 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 41%; lãi ròng 447 tỷ đồng, gấp 5,1 lần cùng kỳ. EPS ghi nhận 3.519 đồng, gấp 5,1 lần nửa đầu năm trước. So với kế hoạch năm, công ty thực hiện được 49% chỉ tiêu doanh thu và 51% chỉ tiêu lợi nhuận.
Xét theo thị trường, doanh thu nội địa đóng góp gần 30% với các sản phẩm như điện, chả cá, dầu cá, thành phẩm đông lạnh. Doanh thu xuất khẩu đóng góp 70% tổng doanh thu với sản phẩm chả cá và thành phẩm đông lạnh, thị trường chính gồm châu Á, châu Âu, châu Mỹ và trung Quốc.
Nam Việt cho biết, giá nguyên liệu có biến động nhưng vẫn duy trì ở mức cao, tính đến cuối tháng 6, giá cá tra nguyên liệu trung bình đạt 29.900 đồng/kg, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản tính đến cuối quý II đạt 5.555 tỷ đồng, tăng thêm 668 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tăng từ 647 tỷ lên 846 tỷ đồng, phải thu tăng từ 381 tỷ lên 487 tỷ và hàng tồn kho tăng từ 1.780 tỷ lên 1.963 tỷ đồng.
Về mặt nguồn vốn, công ty tăng vay nợ ngắn hạn thêm 162 tỷ đồng lên 1.998 tỷ đồng và giảm vay nợ dài hạn từ 210 tỷ xuống 158 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên ngày 30/9, cổ phiếu ANV giao dịch ở mức 39.200 đồng/cổ phiếu, giảm 38,4% so với mức giá cao nhất năm 2022 (63.700 đồng/cổ phiếu). Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu ANV trong thời gian gần đây (Nguồn: TradingView) |
Lãnh đạo liên tục bán ra cổ phiếu đang nắm giữ tại công ty
Trong bối cảnh ngành cá tra bắt đầu có tín hiệu suy giảm, một số lãnh đạo của Nam Việt đã bán ra số lượng lớn cổ phiếu đang nắm giữ. Cụ thể, ông Đỗ Lập Nghiệp, Chủ tịch HĐQT ANV đã bán khớp lệnh 450 nghìn cổ phiếu công ty từ ngày 15/07 đến ngày 09/08. Sau giao dịch, ông Nghiệp chỉ còn nắm 19 nghìn cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,01% tại doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá tra này.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ngành cá tra bắt đầu xuất hiện tín hiệu chững lại sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ.
“Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ quý 3/2022, tốc độ tăng trưởng này dự báo sẽ chậm dần ở một số thị trường”, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Trong đó, xuất khẩu cá tra sang Mỹ - thị trường mà ANV vừa thâm nhập - đã giảm tốc trong 2 tháng gần đây. Theo nhận định của các nhà nhập khẩu, tình hình tiêu thụ thủy sản nói chung, trong đó có cá tra tại Mỹ, có dấu hiệu lùi bước trước những áp lực về lạm phát.
Mới đây, ông Doãn Chí Thiên, trợ lý Tổng Giám đốc, đồng thời là con trai ông Doãn Tới – chủ tịch HĐQT công ty cũng đã đăng ký đăng ký bán 4,99 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 6,88% về còn 3,1% vốn điều lệ. Giao dịch dịch dự kiến thực hiện từ 23/9 đến 22/10/2022.
Thế Hưng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|