Sau đà tăng nóng, loạt cổ phiếu lương thực đua nhau giảm sàn

(Banker.vn) Sau đà tăng nóng, dòng tiền bắt đầu rời khỏi nhóm cổ phiếu lúa gạo trong các phiên gần đây dẫn tới đà giảm sàn tại một số cổ phiếu như AGM, VSF.

Kết thúc phiên giao dịch 10/8, sàn HOSE có 118 mã tăng, 371 mã giảm và 45 mã tham chiếu. VN-Index giảm 13,38 điểm tương đương 0,66% xuống vùng 1.220,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.010.944.643 đơn vị, tổng giá trị trên 20 nghìn tỷ đồng. Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi giảm 13,64 điểm tương đương 0,80%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ bán ròng hơn 340 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại hai cổ phiếu MSN, VPB và chứng chỉ quỹ FUEVFVND.

Đáng chú ý, sau thời gian tăng nóng theo làn sóng giá gạo, cổ phiếu nhóm nông nghiệp liên tục giảm sàn. Ghi nhận trong phiên giao dịch 10/8, cổ phiếu AGM của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (HOSE: AGM) đóng cửa tại vùng mức giá 11.750 đồng, khối lượng dư bán giá sàn đạt trên 2,4 triệu đơn vị và chưa có tín hiệu được "giải cứu".

Sau đà tăng nóng, loạt cổ phiếu lương thực đua nhau giảm sàn
Diễn biến giá cổ phiếu AGM.

Cùng cảnh với AGM, cổ phiếu VSF của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (UPCOM: VSF) tiếp tục giảm sàn phiên thứ 2 với thanh khoản "vỏn vẹn" 25 nghìn đơn vị. Trước đó, VSF đã tăng trần 10 phiên liên tiếp chỉ trong 3 tuần trở lại đây, đưa thị giá cổ phiếu tăng hơn 5 lần. Đây được cho là mức giá kỷ lục của VSF kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mặc dù khó tránh khỏi xu hướng chốt lời chung theo toàn ngành tuy nhiên bộ 3 cổ phiếu TAR - AFX - LTG lại diễn biến tích cực hơn khi đóng cửa trong sắc đỏ. Kết phiên giao dịch 10/8, TAR - AFX - LTG lần lượt giảm 4,48% - 4,67% - 3,29%.

Theo quan điểm của một số chuyên gia tại các công ty chứng khoán, đà giảm sàn đột ngột của cổ phiếu lúa gạo không có gì bất thường bởi nhóm này đã tăng trần nhiều phiên trong thời gian ngắn. Khi cổ phiếu tăng gấp đôi so với nền giá, dòng tiền đầu cơ sẽ rút ra và bắt đầu chốt lời, điển hình như hai cổ phiếu AGM và VSF.

Trong quý 3/2023, giá gạo được dự báo sẽ tiếp tục neo ở mức cao. Theo quan điểm của Công ty CK KIS Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục tăng vì những nguyên nhân sau, cụ thể:

- Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Lương thực Biển Đen, cho phép Ukraine xuất khẩu lương thực và phân bón từ ba cảng chính của Ukraine ở Biển Đen, dẫn đến nỗi lo ngại sụt giảm nguồn cung lương thực trên toàn cầu

- El Nino bắt đầu từ tháng 7-2023 và kéo dài khoảng 2-3 năm, có nguy cơ gây hạn hán trên một số vùng trồng lúa ở Đông Nam Á kéo theo năng suất giảm và

- Ấn Độ, nước đóng góp 37% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu hàng năm, cấm xuất khẩu gạo trắng nonbasmati, bên cạnh lệnh cấm xuất khẩu gạo 25% tấm và áp thuế 30% đối với gạo non-bastima kể từ tháng 9-2022.

Tuy nhiên, Công ty CK KIS Việt Nam cho rằng giá gạo cao dẫn đến nhu cầu cây giống và nguyên vật liệu khác cho các vụ gieo trồng sắp tới tăng cao. Do đó, KIS Việt Nam kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giảm theo quý và duy trì ổn định theo năm. Tính tới hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang tìm thêm nguồn tài chính để mở rộng đầu tư vụ Thu Đông, có thể đẩy chi phí lãi vay lên cao bất chấp chính sách nới lỏng của NHNN.

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc ...

Giá gạo tiếp tục neo cao trong quý 3, ngành nông nghiệp có được hưởng lợi?

Thời gian gần đây, giá gạo liên tục tăng và duy trì tại mức giá cao. Với đà tăng của giá gạo, ngành nông nghiệp ...

Bắt sóng giá gạo, một cổ phiếu ngành lương thực “tím ngắt” 5 phiên rồi quay đầu "lao sàn"

Diễn biến tích cực và khởi sắc của các cổ phiếu ngành gạo diễn ra trong bối cảnh nhiều thông tin tích cực đang tác ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán