Thỉnh thoảng bạn gặp tình trạng cổ phiếu penny hay cổ "ma" nào đó tăng trần nên đu theo; bạn đặt giá trần từ đêm nhưng vẫn không khớp được.
Ngày này qua ngày kia như vậy, nếu bạn cứ theo thì phải mua đắt tới mấy chục phần trăm%. Và tới khi khớp được thì cũng là lúc cổ phiếu đó chuẩn bị nằm sàn. Trong trường hợp mã đó liên tục giảm sàn, nhiều cổ phiếu bị tháo túng giá khiến nhà đầu tư không thể bán cắt lỗ được. Tới khi bán xong thì cũng là khi cổ phiếu này rơi về gần đáy...
Hệ quả của việc đu đỉnh ấy tất nhiên là sự hao hụt, "bay hơi" tài sản của các nhà đầu tư.
Mặc dù về nguyên tắc khớp lệnh của thị trường chứng khoán trong nước là ưu tiên về giá trước, rồi tới thời gian (Ví dụ giá cao ưu tiên trước, đặt lệnh sớm ưu tiên trước) nhưng trên thực tế, rất nhiều cách để "cá mập" hay "đội lái" lách luật. Thậm chí là họ chi tiền ra mua đứt 1 công ty chứng khoán nào đó để chơi xấu hoặc "úp bô" nhỏ lẻ.
Một thực tế nữa là việc có rất nhiều nguyên nhân để một cổ phiếu nào đó tăng hay giảm giá. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng xuất phát từ sự cân bằng Cung (bán) - Cầu (mua).
Khi Cung lớn hơn Cầu thì giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Đây là hoạt động tương đối dễ để có các "cá mập" có thể gây ra các hiện tượng thao túng giá cổ phiếu.
Một vài ví dụ cho các bạn mới dễ hình dung như sau:
Nhà đầu tư "cá mập" có các quỹ ma để tạo cung cầu ảo như thực trạng gần đây đã được cơ quan chức năng và báo chí đưa tin.
Một kiểu khác là họ có hàng loạt tài khoản do người thân là bố mẹ, anh chị em,... (nói chung là người ẩn danh) đang sở hữu cổ phiếu để tạo cung cầu giả.
Vì các lý do trên, lời khuyên cho các nhà đầu tư mới là: "Cứ cổ tốt mà chơi. Trong hàng loạt tiêu chí cơ bản để đánh giá cổ có tốt hay không, có 2 tiêu chí là lợi nhuận và danh tiếng của ban lãnh đạo. Nhà đầu tư càng mua gần nền thì nguy cơ bị "up bô" sẽ càng nhỏ.
Văn Thắng T/H
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|