Giá thép hôm nay 7/9/2022: Đồng loạt tăng mạnh

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 10h50 ngày 7/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép thế giới tiếp tục tăng ở mức 3.679 Nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt cũng tăng 3%. Cùng với đó, giá thép trong nước cũng điều chỉnh tăng từ chiều ngày 6/9.

Giá thép hôm nay 5/9/2022: Khởi sắc ngày mới

Giá thép hôm nay 6/9/2022: Tiếp đà tăng, ghi nhận mức 3.677 nhân dân tệ/tấn

Giá thép xây dựng tăng đợt thứ hai liên tiếp

Cụ thể, giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải ở mức 3.679 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng 63,5% Fe giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 7/9 tăng hơn 3% so với cuối tuần trước và giao dịch ở 101 USD/tấn, đảo chiều sau khi liên tục giảm từ ngày 25/8. Tuy nhiên, giá mặt hàng này vẫn đang sát mức thấp nhất gần 10 tháng.

Giá quặng giao tháng 1 trên sàn Đại Liên, Trung Quốc là 100 USD/tấn, tăng 4% so với cuối tuần trước. Giá mặt hàng này từng mất mốc 100 USD/tấn và xuống thấp nhất 5 tuần vì các biện pháp phong tỏa, phòng chống Covid-19 khiến nhu cầu đi xuống.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Giá một số kim loại màu cũng tăng. Nickel là 176.116 nhân dân tệ/tấn (25.397 USD/tấn), tăng 5,7% so với cuối tuần trước. Giá nhôm là 18.436 nhân dân tệ/tấn (2.658 USD/tấn), tăng 1,6%. Bạc là 4.178 nhân dân tệ/tấn (602 USD/tấn), tăng 0,8%.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 6/9, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt nâng 20.000 – 450.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, lên khoảng 14,7 – 15,6 triệu đồng/tấn. Như vậy, giá thép xây dựng đã có hai đợt tăng liên tiếp sau cú trượt dài, theo số liệu của Steel Online.

Trong lần điều chỉnh này, thép Pomina có mức tăng mạnh nhất. Theo đó, công ty tăng 280.000 đồng/tấn với thép CB240 và nâng 450.000 đồng/tấn với thép D10 CB300, lên 15,3 triệu đồng/tấn và 16,2 triệu đồng/tấn.

Ở mặt bằng chung, thương hiệu Hòa Phát điều chỉnh tăng 110.000-330.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ở cả ba miền. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ở miền Bắc lần lượt tăng 190.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn, lên 14,8 triệu đồng/tấn và 15,4 triệu đồng/tấn.

Còn tại miền Nam, sau khi tăng 20.000 đồng/tấn và 340.000 đồng/tấn, giá hai loại thép này đang gần 14,8 triệu đồng/tấn và gần 15,4 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 tăng 150.000 đồng/tấn, lên 14,8 triệu đồng/tấn và thép D10 CB300 chỉ 250.000 đồng/tấn lên gần 15,5 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Ý, sản phẩm CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 150.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 14,7 triệu đồng/tấn và 15,2 triệu đồng/tấn. Còn thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 80.000 đồng/tấn và 280.000 đồng/tấn lên 14,7 triệu đồng/tấn và 15,4 triệu đồng/tấn.

Còn lại, một số thương hiệu khác như thép miền Nam, thép Thái Nguyên, thép Việt Nhật vẫn giữ nguyên mức giá như kỳ điều chỉnh ngày 31/8.

Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích trong quý IV bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA cho rằng việc nhu cầu quý IV có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.

"Sau tháng 8, nhu cầu có thể phục hồi một chút nhưng vẫn trong trạng thái giằng co. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kỳ vọng thị trường phục hồi mạnh mẽ trong quý IV vì còn nhiều yếu tố bất định, nhất là khi room tín dụng cho ngành bất động sản bị siết. Kể cả room tín dụng được nới thì cũng cần thời gian để chạy đà. Nếu có thì nhu cầu cũng chỉ có thể từng bước tăng trở lại", ông Đa nói.

Giá thép xây dựng giảm giúp các nhà đầu các công trình đầu tư công dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân đầu tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm tiến độ giải ngân đầu tư công đạt khoảng 35% kế hoạch năm 2022.

Bên cạnh đó, ông Đa cũng cho rằng nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp nên dù Châu Âu và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán