Doanh nghiệp chỉ rõ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

(Banker.vn) Chuyển đổi số dù là hoạt động quan trọng, song không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng có thể thực hiện dễ dàng.
CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số Chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về thực trạng ứng dụng hệ sinh thái số trong doanh nghiệp hiện nay, theo ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần MISA cho biết: Việc chuyển đổi số ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang gặp một số vấn đề như: các giải pháp đang ứng dụng còn rời rạc, thiếu kết nối với các hệ thống bên ngoài. Trong khi đó, một số giải pháp lại không kế thừa dữ liệu, chi phí còn cao và việc tiếp cận vốn vay còn khó khăn. Đây là lực cản khiến cần phải có giải pháp “Make in Vietnam”, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số phù hợp.

Các chuyên gia chuyển đổi số ở các doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm giúp SMEs tháo gỡ điểm nghẽn trong thực thi chuyển đổi số
Các chuyên gia chuyển đổi số ở các doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm giúp SMEs tháo gỡ điểm nghẽn trong thực thi chuyển đổi số

Còn đối với ông Đoàn Văn Ngọc - Trưởng phòng tư vấn giải pháp Công ty Oracle Netsuite cho rằng các doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng giữa Cloud và On premise. Cloud là một phiên bản phần mềm duy nhất cho tất cả khách hàng được thiết kế linh hoạt và mở rộng, trong khi đó On premise là phần mềm khóa cứng 1 phiên bản với 1 khách hàng, được thiết kế trước thời đại internet, thiếu linh hoạt và khó mở rộng.

Hiện tại công ty BTM Global mang đến các giải pháp Kho dữ liệu (Data Warehouse), các giải pháp Oracle & E-Commerce cho ngành bán lẻ từ chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ đến những tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Cung cấp dịch vụ tư vấn, tích hợp và triển khai hệ thống Oracle NetSuite ERP & CRM cho doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây.

Để tìm giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn trong thực thi chuyển đổi số, bà Nguyễn Thị Hồng Huế: Trưởng phòng Marketing Công ty cổ phần Công nghệ ViinDoo cho biết: “Để giảm tối đa chi phí, doanh nghiệp cần chia nhỏ chi phí triển khai theo các giai đoạn, lãnh đạo doanh nghiệp cam kết không ủy thác dự án chuyển đổi số cho cấp dưới, chia nhỏ giai đoạn dự án để giảm áp lực cho nhân sự, cung cấp nền tảng làm việc tiện dụng, đơn giản để dễ dàng thay đổi thói quen. Xây dựng văn hóa số linh hoạt, đào tạo liên tục, truyền thông nội bộ”.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở các vùng xa còn gặp hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng internet – “khoảng cách số” – hoặc chi phí vận hành cao hơn ngăn cản họ tiếp cận cơ hội kinh doanh. Hành trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp này cần được thực hiện khéo léo để đem lại tính hiệu quả cao, song song với việc giảm thiểu rủi ro thất bại và gây tổn thất tài chính vốn đã hạn hẹp của doanh nghiệp.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025” do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.

Thu Trang

Theo: Báo Công Thương