Toàn cảnh phiên họp |
Tham dự cuộc họp còn có Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cùng với đại diện lãnh đạo các Ủy ban, đơn vị của Quốc hội và các Bộ, ngành liên quan.
Theo đó, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 23/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 16/6/2022 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội; dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 19 ngày.
Đề cập về việc chuẩn bị nội dung, chương trình Kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 05 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 06 dự án luật khác; giám sát chuyên đề; chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và nhiều báo cáo quan trọng khác; tiến hành giám sát chuyên đề; chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án: đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Các nội dung chuẩn bị cho kỳ họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhưng vẫn còn một số nội dung Chính phủ cùng các cơ quan hữu quan đang tiếp tục phối hợp với cơ quan thẩm tra khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ tài liệu, kịp gửi tài liệu đến các vị đại biểu Quốc hội. Đến nay, nhiều tài liệu kỳ họp vẫn chưa được gửi đến đại biểu Quốc hội, mới chỉ có 1 dự án luật và 2 dự thảo Nghị quyết trình xem xét thông qua; 6/6 dự án Luật cho ý kiến và một số tài liệu, báo cáo khác được gửi đến đại biểu Quốc hội qua eoffice.
Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản đôn đốc Chính phủ, các cơ quan có liên quan gửi tài liệu còn thiếu về Văn phòng Quốc hội chậm nhất ngày 20/5/2022 để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3 đã được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 11 và hiện đang được gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng với Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về dự kiến chương trình kỳ họp để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị.
Thay mặt Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ tài liệu các nội dung còn thiếu của kỳ họp để kịp gửi các vị đại biểu Quốc hội trước khi về dự kỳ họp; đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thẩm tra khẩn trương trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ để cung cấp thêm thông tin cho đại biểu trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể; trong việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết, bảo đảm chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua; đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người nhằm hạn chế tình trạng công dân tập trung tại các cơ quan Trung ương; Đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho các đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp và các hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp; chỉ đạo Công an 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giao thông đi lại… cho các Đoàn đại biểu Quốc hội đến Hà Nội tham dự kỳ họp.
Từ nay đến ngày khai mạc Kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan triển khai rà soát các công tác gửi tài liệu kỳ họp, chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, tiếp dân, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh... để bảo đảm sẵn sàng phục vụ Quốc hội. Tại cuộc họp này, đề nghị các cơ quan nếu còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, tổ chức và triển khai phục vụ kỳ họp, phối hợp với Văn phòng Quốc hội để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Quốc hội có những biện pháp xử lý, bảo đảm kỳ họp diễn ra thành công tốt đẹp.
Trong khuôn khổ cuộc họp, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho Kỳ họp Quốc hội; đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; đảm bảo thông tin tuyên truyền; đẩy nhanh việc hoàn thiện các Báo cáo theo đúng tiến độ để gửi cho các đại biểu Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến; tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân...
Thay mặt lãnh đạo Quốc hội, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự chủ động, tích cực, của Tổng Thư ký Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các Phó Tổng Thư ký Quốc hội; các đồng chí lãnh đạo cấp Vụ, cán bộ, chuyên viên các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội đã rất trách nhiệm, quyết liệt, phối hợp chặt chẽ để tham mưu chuẩn bị phục vụ các nội dung; cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm cho kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15. Đây là kỳ họp đầu tiên tập trung xuyên suốt từ ngày 23/5 đến ngày 17/6/2022, đề nghị đồng chí Tổng Thư ký Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, các Phó Tổng Thư ký Quốc hội một số việc như sau:
Thứ nhất: Tập trung chỉ đạo, điều hành và rà soát kỹ các đầu công việc, công tác chuẩn bị, không để xảy ra sai sót đáng tiếc và đặc biệt coi trọng quy trình, thủ tục, chất lượng trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng như: thảo luận ở hội trường nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tổng kết Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng và xem xét quyết định kéo dài thực hiện Nghị quyết này; chủ trường đầu tư đường vành đai 4 vùng Hà Nội, vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh và 3 tuyến đường cao tốc… tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua 5 dự án luật, 4 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 6 dự án luật khác.
Thứ hai: Đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết đã được Quốc hội xem xét, thảo luận tại tổ, hội trường và ngày 4/11, Lãnh đạo Quốc hội làm việc với Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban để tiếp thu, chỉnh lý. Do vậy, cần đôn đốc, khẩn trương về tiến độ tiếp thu, và tiến hành các quy trình tiếp theo để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2.
Thứ ba: Tổng Thư ký Quốc hội chỉ đạo hoàn thiện các văn bản phục vụ điều hành phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội trên cơ sở khoa học, kịp thời, chủ động, và dự thảo bước đầu Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Thứ tư: Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp Ban Dân Nguyện, Tổng Thanh tra Chính phủ làm tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, chuyển đơn thư kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền, hạn chế các vụ khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp tập trung ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn kỳ họp.
Thứ năm: Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp Bộ Y Tế, Tp.Hà Nội, Bộ Thông tin Truyền Thông, Công an Hà Nội có kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn kỳ họp, có phương án phòng chống dịch COVID-19 cũng nhưng phương án dự phòng; định hướng thông tin, tuyên truyền nội dung lớn của Kỳ họp….
Về công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo, các phần mềm ứng dụng phục vụ các đại biểu Quốc hội... cần tiếp tục quan tâm, triển khai đồng bộ. Các đồng chí Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội được phân công chủ trì, chỉ đạo mảng nào thì phải có trách nhiệm đến cùng mảng đó.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý việc tổ chức tuyên truyền về hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp tục được chú trọng, tạo nên sự liền mạch, tính liên tục trong cả kỳ họp. Chủ động cung cấp kịp thời thông tin cho các cơ quan báo chí tuyên truyền về hoạt động Quốc hội, bảo đảm chất lượng thông tin sâu rộng, toàn diện đến cử tri và Nhân dân cả nước.
Công tác phòng, chống dịch COVID-19; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất-kỹ thuật, công nghệ thông tin, an ninh, an toàn kỳ họp cần được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Tinh thần là chu đáo, chất lượng, kịp thời cần được đặt lên hàng đầu. Kiên quyết rút kinh nghiệm và không lặp lại những thiếu sót, hạn chế của các kỳ gần đây. Đặc biệt chú ý trong công tác tuyên truyền, làm sao các thông điệp phát đi từ Kỳ họp sẽ tạo điểm nhấn, sức lan toả, trong hoạt động nghị trường và bên lề… (tăng cường phỏng vấn về những vấn đề đang được Quốc hội xem xét, bàn thảo; những điểm mới, tác động của các dự án luật, dự thảo nghị quyết sẽ được thông qua, những vấn đề, nội dung đang thu hút sự quan tâm, theo dõi của cử tri, Nhân dân cả nước, …) để thấy được hình ảnh của Quốc hội công khai, minh bạch, đổi mới, vì dân.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|