Đề nghị có chuyên đề riêng kiểm toán tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ

(Banker.vn) Nội dung đề nghị này được nêu tại thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo công tác 2023, dự kiến kế hoạch kiểm toán 2024 của Kiểm toán Nhà nước.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo công tác năm 2023 và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước. Theo báo cáo, trong năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu hoạt động kiểm toán cần tiếp tục góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, tiền tệ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đề nghị có chuyên đề riêng kiểm toán tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ
Ảnh minh họa

Đồng thời, tăng cường công việc thực hiện chủ trương kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong công tác kiểm toán. Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm... Kiểm toán Nhà nước tiếp tục đề cao tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực các hoạt động kiểm toán theo quy định.

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị có một chuyên đề riêng kiểm toán tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ hoặc thông qua kiểm toán các tổ chức tín dụng và bảo hiểm để trả lời rõ các nội dung nghị quyết Quốc hội đã đề ra.

Ngoài ra, vấn đề vẫn chậm giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; vấn đề về phòng cháy, chữa cháy, đăng kiểm, đào tạo lái xe; tình hình khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, đánh giá hoạt động doanh nghiệp hiện nay.

Báo cáo nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung kế hoạch kiểm toán, báo cáo lĩnh vực bất động sản, nhà ở xã hội, chung cư mini, các đơn vị làm kinh tế của lực lượng vũ trang...

Về kế hoạch năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Kiểm toán Nhà nước rà soát xác định lại mục tiêu kiểm toán chung và điều chỉnh một số cuộc kiểm toán chuyên đề đảm bảo tập trung, tăng cường kiểm toán các vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

Mục tiêu kiểm toán chung của cả năm cần tập trung đánh giá thị trường đất đai, tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản để dự báo được các vấn đề rủi ro kinh tế vĩ mô. Làm rõ lý do vì sao tín dụng ngân hàng tăng chậm, hệ thống tài chính ngân hàng đang khó khăn, nợ xấu tăng, tình hình chậm trả nợ vay trái phiếu đáo hạn, nhất là trong lĩnh vực bất động sản tăng.

Đặc biệt, xử lý dứt điểm các khó khăn trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; vấn đề in, phát hành, chiết khấu, giá bán sách giáo khoa và nhiều nội dung liên quan trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị bỏ bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?

Mới đây, cử tri TP.HCM đã có kiến nghị gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét bỏ quy định xử phạt đối với ...

Nâng mức phạt đối với tư vấn viên ép khách mua bảo hiểm

Tư vấn viên ép khách mua bảo hiểm sẽ bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng. Đấy là nội dung được đưa ra trong ...

Bảo hiểm dự kiến chi trả trên 10 tỷ đồng cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Trong vụ cháy trung cư mini tại Hà Nội ngày 12/9, có 10 công ty bảo hiểm có khách hàng tham gia bảo hiểm bị ...

Mai Hương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán