'Đại gia phố núi' DLG: Doanh thu quý I thấp nhất 9 năm, lợi nhuận giảm mạnh còn 7 tỷ đồng

(Banker.vn) Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra, Đức Long Gia Lai (DLG) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 100 tỷ đồng. Sau quý I, doanh nghiệp chỉ thực hiện được khoảng 7% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
'Đại gia phố núi' DLG: Doanh thu quý I xuống thấp nhất 9 năm, lợi nhuận giảm mạnh còn 7 tỷ đồng

Trong cơ cấu các khoản phải thu của DLG, có hàng nghìn tỷ là tiền doanh nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân vay mà không có tài sản đảm bảo hay bảo lãnh bên thứ ba.

Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) cho biết, quý I/2023, doanh thu thuần giảm mạnh 36% so với cùng kỳ năm ngoái, về còn 222 tỷ đồng. Tính theo quý, đây là kỳ có doanh thu thấp nhất trong 9 năm qua (từ quý II/2014).

Lợi nhuận gộp của DLG cũng giảm 17% trong quý này, đạt gần 80 tỷ đồng; tuy nhiên, xét theo biên lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này "tiến bộ" hơn khá nhiều khi tăng từ 27,5% lên 35,8%.

Về hoạt động tài chính, "đại gia phố núi" thu về 51 tỷ đồng (tăng 12% cùng kỳ); trong khi đó, chi phí bỏ ra là hơn 80 tỷ đồng, giảm nhẹ 4%. Tương tự chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm trong quý.

Tuy vậy, với doanh thu cốt lõi giảm mạnh, DLG vẫn "ngậm ngùi" báo lãi sau thuế giảm 42% so với cùng kỳ, chỉ còn chưa đầy 7 tỷ đồng. Ở góc độ tích cực, việc DLG có lãi trong quý I/2023 là tín hiệu lạc quan khi ngắt chuỗi thua lỗ 3 quý liên tiếp thành công (từ quý II/2022), với tổng lỗ hơn 830 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa diễn ra, DLG đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.800 tỷ đồng (tăng trưởng 30%), lợi nhuận sau thuế khoảng 100 tỷ đồng (năm ngoái lỗ gần 1.200 tỷ đồng). Như vậy, doanh nghiệp chỉ thực hiện được khoảng 7% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Thời điểm lập báo cáo quý I, tổng tài sản của DLG đạt 5.595 tỷ đồng, gần như không biến động so với đầu năm. Trong đó, hơn 2.235 tỷ đồng nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm hơn 40% tài sản); dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến 1.400 tỷ đồng (chiếm 26% tài sản).

Trong cơ cấu các khoản phải thu của DLG, có hàng nghìn tỷ là tiền doanh nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân vay mà không có tài sản đảm bảo hay bảo lãnh bên thứ ba.

Đây là vấn đề cổ đông DLG đặc biệt quan tâm, họ không chỉ lo ngại về khả năng trả nợ của các đối tác này, mà còn cho rằng tài sản doanh nghiệp đang bị "chảy" đến các địa chỉ khác.

Lưu ý rằng, cùng thời điểm, DLG có hơn 4.482 tỷ đồng là nợ phải trả, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay đóng góp hơn 2.970 tỷ đồng (chiếm 66% tổng nợ), phản ánh áp lực trả lãi vay rất lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nợ ngắn hạn của DLG đang vượt xa tài sản ngắn hạn.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG đóng cửa phiên 28/4 ở mức 2.250 đồng/cp; thanh khoản đạt gần 980.000 đơn vị.

Ngân hàng ‘siết nợ’ nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán

Thời gian gần đây, một loạt doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán đã bị ngân hàng siết nợ, ...

Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) dự kiến phát hành gần 1,7 triệu cổ phiếu ESOP

HĐQT Công ty CP Đầu tư Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (HOSE – Mã: NHA) vừa thông qua việc triển khai thực hiện ...

Vừa gánh khoản lỗ 1.200 tỷ đồng, Đức Long Gia Lai (DLG) hy vọng năm nay có lãi trở lại

Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) đặt mục tiêu năm 2023 có lãi 100 tỷ đồng, trong khi năm ngoái gánh lỗ gần 1.200 ...

Thanh Phong

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán