Chứng khoán có tuần giảm sâu, chuyên gia mách nước giao dịch cho nhà đầu tư tuần tới

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán tuần qua giảm tương đối sâu, với VN-Index mất 1,92% xuống 1.230,48 điểm, áp lực bán mạnh trên hầu hết các nhóm ngành. Thanh khoản thấp nhất kể từ tháng 5/2023 thể hiện tâm lý thị trường đang kém tích cực...

Chứng khoán có tuần giảm điểm thứ hai

Thị trường chứng khoán tuần giao dịch vừa qua (6-10/1) chứng kiến diễn biến tiêu cực khi chỉ số chính VN-Index tiếp tục giảm điểm, mất 1,92% về mức 1.230,48 điểm. Đây là tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp, đánh dấu sự thất bại trong việc giữ mốc hỗ trợ quan trọng tại 1.260 điểm và giá trung bình 200 phiên. Xu hướng ngắn hạn của VN-Index trở nên kém tích cực, đồng thời đối diện áp lực kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1.200-1.210 điểm.

Chứng khoán có tuần giảm sâu, chuyên gia mách nước giao dịch cho nhà đầu tư tuần tới
Thanh khoản tuần qua tiếp tục duy trì ở mức thấp, thể hiện dòng tiền bắt đáy chưa sẵn sàng tham gia mạnh

Thanh khoản tuần qua tiếp tục duy trì ở mức thấp, thể hiện dòng tiền bắt đáy chưa sẵn sàng tham gia mạnh. Giá trị giao dịch bình quân qua khớp lệnh đạt 9.875 tỷ đồng, giảm 2% so với tuần trước. Đây là mức thanh khoản thấp nhất tính theo tuần kể từ tháng 5/2023.

Đáng chú ý, cả 3 nhóm nhà đầu tư chính (cá nhân, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài) đều giao dịch kém tích cực. Áp lực bán mạnh trên nhiều nhóm ngành, đặc biệt là tài chính, bất động sản khu công nghiệp và công nghệ-viễn thông, khiến thị trường suy yếu.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 2,73% xuống còn 219,49 điểm, trong khi UPCoM-Index mất 2,32%, lùi về 92,15 điểm. Áp lực bán lấn át trên cả ba sàn, đẩy thị trường vào trạng thái điều chỉnh sâu hơn.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc VN30 là tác nhân chính khiến thị trường giảm điểm. Tất cả 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tuần qua đều nằm trong nhóm này, mỗi mã lấy đi ít nhất 0,5 điểm của VN-Index. Dẫn đầu là BIDTCB, góp phần đẩy chỉ số giảm gần 2,5 điểm.

Ở chiều ngược lại, không có cổ phiếu nào đủ sức kìm hãm đà giảm của thị trường, khiến sắc đỏ bao trùm trên tất cả các nhóm ngành.

Nhóm cổ phiếu viễn thông lao dốc mạnh nhất, giảm gần 4% trong tuần. Các mã lớn như VGI (-4,59%), FOX (-2,47%), CTR (-2,05%) và YEG giảm sàn, khiến đây trở thành nhóm ngành giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2025, sau một năm 2024 đầy bứt phá.

Hơn một nửa số nhóm ngành còn lại cũng ghi nhận mức giảm trên 1%, với các mã nổi bật như STB (-3,3%), SSI (-2,87%), HDB (-3,36%), TCB (-2,3%); HCM (-2,86%), NAB (-3,52%), MSN (-2,67%), DGC (-1,96%); HNG (-9,88%), PDR (-5%), DXG (-3,68%)...

Dự báo và khuyến nghị của chuyên gia

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT nhận định, tâm lý thị trường thận trọng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng vượt 4,7% và chỉ số DXY tăng trở lại vùng đỉnh cũ trên 109, cho thấy những lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ chưa hạ nhiệt.

Đồng thời, số liệu kinh tế kém lạc quan của Trung Quốc giống lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng “giảm phát” của nền kinh tế số 2 thế giới, với việc chỉ số CPI của Trung Quốc tháng 12 chỉ tăng 0,1% và cả năm 2024 chỉ tăng 0,2%, thấp hơn nhiều mức mục tiêu 3% của Chính phủ. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Trung Quốc cũng giảm mạnh về mức thấp nhất kể từ năm 2009, phản ảnh triển vọng kinh tế ảm đạm.

Trong nước, thị trường bước vào “vùng trũng thông tin hỗ trợ” và việc nhiều nhà đầu tư “nghỉ Tết sớm” đã khiến dòng tiền suy yếu. Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh cho thấy cả phía cung và phía cầu đếu đang giữ tâm lý thận trọng, chờ đợi hơn là tích cực tham gia giao dịch. Điều này phần nào sẽ hạn chế xung lực của thị trường, cả phía chiều hướng giảm và ngược lại.

Bước sang tuần giao dịch tới, nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” khi thị trường đã lùi về gần vùng hỗ trợ mạnh 1.200-1.220 điểm. "Cần kiên nhẫn quan sát cung cầu thị trường ở vùng hỗ trợ, nếu xuất hiện nhịp phục hồi kỹ thuật thì cân nhắc hạ tỷ trọng margin và cổ phiếu về ngưỡng an toàn để quản trị rủi ro danh mục đầu tư" - ông Hinh đưa ra khuyến nghị với các nhà đầu tư.

Một cổ phiếu chứng khoán bất ngờ nổi sóng với 3 phiên tăng kịch trần

Cổ phiếu APG tăng kịch trần ba phiên liên tiếp sau tin bổ nhiệm nhân sự mới "Gen Z" vào vị trí Trưởng ban Kiểm ...

Giao dịch khối ngoại tuần qua (6-10/1): Bán ròng 767 tỷ đồng, FPT chịu áp lực lớn

Khối ngoại tuần 6-10/1 bán ròng 767 tỷ đồng, tập trung trên HoSE với FPT bị xả mạnh nhất 484 tỷ đồng. Áp lực bán ...

Chứng khoán Everest bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật

Chứng khoán Everest bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Hải làm Tổng Giám đốc thay ông Phạm Hồng Minh từ nhiệm vì lý do sức khỏe. ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục