Agribank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 17.100 tỷ đồng

(Banker.vn) Tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV vừa ban hành có nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giai đoạn 2021 - 2030 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 của ngân hàng, tối đa là 17.100 tỷ đồng.

Nghị quyết nêu rõ, năm 2023, bố trí 6.753 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022; năm 2024, bố trí tối đa 10.347 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Agribank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 17.100 tỷ đồng
Quy mô vốn điều lệ của Agribank đến cuối năm 2022 là 34.446 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Hiện tại, nguồn cho Agribank tăng vốn đã sẵn sàng. Số tiền 17.100 tỷ đồng là tương ứng với phần lợi nhuận còn lại Agribank nộp Ngân sách nhà nước (NSNN) trong giai đoạn 2021-2023. Thực tế, năm 2021 và năm 2022 Agribank đã nộp NSNN phần lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ với tổng số tiền: 10.457 tỷ đổng. Năm 2023, lợi nhuận trước thuế của Agribank dự kiến đạt 26.200 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện năm 2022.

Theo đó, dự kiến lợi nhuận còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ) nộp NSNN là 8.600 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận còn lại Agribank đã nộp NSNN từ năm 2021 đến hết Quý I/2023 là 13.329 tỷ đồng' và dự kiến nộp trong giai đoạn 2021-2023 là 19.057 tỷ đồng, lớn hơn đề xuất cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank nên đề xuất này hoàn toàn khả thi.

Tính tới cuối năm 2022, Agribank đứng thứ 7 về vốn điều lệ toàn hệ thống mặc dù quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay,…Agribank đứng nhất nhì hệ thống. Cụ thể, vốn điều lệ của Agribank đến cuối năm 2022 mới chỉ đạt 34.446 tỷ đồng, sau hàng loạt ngân hàng: VPBank (67.434 tỷ đồng), BIDV (50.585 tỷ), VietinBank (48.058 tỷ), Vietcombank (47.325 tỷ), MBB (45.340 tỷ), Techcombank (35.172 tỷ đồng).

Nếu được bổ sung 17.100 tỷ đồng, vốn điều lệ của Agribank sẽ tăng lên hơn 51.500 tỷ đồng. Tuy vậy, ngay cả khi được tăng vốn, Agribank cũng chưa chắc đã vượt qua một số ngân hàng có mức vốn điều lệ dưới 51.000 tỷ đồng hiện nay do lộ trình bổ sung 17.100 tỷ đồng của Agribank kéo dài đến năm 2024. Trong khi đó, các ngân hàng lớn khác cũng đang lên kế hoạch tăng vốn rất mạnh: MB có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 53.683 tỷ đồng, VietinBank dự kiến tăng lên hơn 66.000 tỷ, Vietcombank tăng lên 55.900 tỷ, BIDV cũng muốn tăng lên 61.557 tỷ đồng.

Trong báo cáo thẩm tra trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, Chính phủ cần báo cáo kế hoạch cổ phần hóa cũng như nhu cầu tổng thể vốn điều lệ cần thiết phải bổ sung cho Agribank đến năm 2030 và dự kiến kế hoạch, phương án bổ sung vốn điều lệ cho Agribank trong thời gian tới.

VietinBank nhập cuộc, nhóm Big 4 giảm lãi suất tiền gửi về cùng mức

VietinBank đã đưa lãi suất tiền gửi tiết kiệm về cùng mức với Vietcombank, Agribank và BIDV trước đó.

Lãi suất tiếp tục giảm, nhóm Big4 thấp nhất hệ thống

Khảo sát sáng ngày 23/6, chỉ còn 2 ngân hàng niêm yết lãi suất trên 8%/năm là GPBank và OceanBank

Đến lượt LPBank giảm mạnh lãi suất huy động

Mới đây, LPBank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới với mức giảm tới 0,8 điểm % ở các kỳ hạn trung, dài ...

Thiên Kim

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục