Mặt hàng Việt Nam khiến Mỹ, Trung Quốc "săn đón": Doanh thu tháng đầu 2024 cả tỷ USD | |
Thị trường nông sản ngày 20/2/2024: Ngành gạo giảm, cà phê tích cực leo dốc |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Phi đạt 1,3 triệu tấn với trị giá 788,4 triệu USD và tăng 6,3% về lượng cùng với đó tăng 27,7% về trị giá so với năm 2022.
Nguồn ảnh: Internet |
Châu Phi tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam sau khu vực châu Á. Cụ thể, trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gạo tới 31/54 quốc gia châu Phi. Trong đó, Ghana là thị trường lớn nhất chiếm 44% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi với khối lượng đạt 587.662 tấn. Đứng thứ hai là Bờ Biển Ngà đạt 512.604 tấn. Tuy nhiên, so với năm 2022 xuất khẩu gạo sang thị trường này lại giảm 22%.
Cùng với đó, các thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu khác của Việt Nam tại châu Phi còn có nhiều quốc gia khác... Đáng chú ý, lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường này đều tăng mạnh so với năm 2022.
Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Nguồn cung toàn cầu thắt chặt do Ấn Độ đã áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu đã khiến một số quốc gia tại khu vực châu Phi và buộc phải chuyển hướng sang các nhà cung cấp khác, trong đó có Việt Nam.
Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), trong nhiều năm qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi được mở rộng nhưng sản lượng gạo sau thu hoạch tại các nước thuộc châu lục vẫn ở mức thấp so với thế giới. Sản xuất gạo của châu Phi được dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực.
Việc Ấn Độ tiếp tục áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu được cho là đang mở ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp hàng đầu khác, bao gồm Việt Nam. Mặc dù vậy, để xuất khẩu gạo vào thị trường này Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nguồn cung cấp khác như Thái Lan hay Pakistan…
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi, người hiện tham gia tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba, đang xem xét giữ thuế xuất khẩu gạo đồ ở mức 20%. Động thái này có thể khiến giá gạo châu Á, vốn đang ở mức cao nhất trong 15 năm tăng lên.
Trước đó, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% thương mại quốc tế, đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào tháng 9/2022. Số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ tới nhiều quốc gia tại khu vực châu Phi đã sụt giảm đáng kể trong năm 2023.
Nguồn: Tổng cục Hải quan |
Theo báo cáo mới đây của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), việc Ấn Độ áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đã thay đổi đáng kể chuỗi cung ứng gạo của khu vực châu Phi cận Sahara.
Trong toàn khu vực, nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ. Trong khi đó, các nước tại khu vực châu Phi cận Sahara đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào gạo của Ấn Độ trong những năm gần đây.
Từ năm 2019 đến năm 2022, thị phần nhập khẩu gạo hàng năm của khu vực châu Phi cận Sahara từ Ấn Độ đã tăng từ 31% lên 66% do giá cả cạnh tranh. Kể từ năm 2018, Ấn Độ đã xuất khẩu gạo tới 47/49 quốc gia tại khu vực châu Phi cận Sahara.
Theo USDA, đối với những thị trường nhạy cảm về giá, Pakistan có thể là nước dẫn đầu trong việc thay thế Ấn Độ trong thời gian tới do báo giá xuất khẩu của nước này thấp nhất trong số các nước xuất khẩu lớn và vụ thu hoạch bội thu gần đây. Ngoài ra, các nước châu Phi cận Sahara có thể quay trở lại với Thái Lan, nhà cung cấp chính trước đây.
Gạo Thái Lan chiếm phần lớn thị phần ở khu vực châu Phi cận Sahara trong giai đoạn năm 2014-2019, chỉ bị Ấn Độ vượt qua vào năm 2020. Bên cạnh đó, với giá gạo toàn cầu ở mức cao nhất trong 15 năm, người tiêu dùng có thể lựa chọn các lựa chọn thực phẩm thay thế như các loại củ và ngũ cốc khác.
USDA cho biết các nước nhập khẩu gạo hàng đầu tại châu Phi trong năm 2024 dự kiến vẫn là Nigeria (2 triệu tấn), Bờ Biển Ngà (1,4 triệu tấn), Senegal (1,4 triệu tấn), Nam Phi (1,1 triệu tấn)…
Thanh Hằng (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|