Xuất hiện pha "quét thanh khoản", cổ phiếu MWG vẫn chưa thoát cảnh sàn cứng

(Banker.vn) Trước kết quả kinh doanh bết bát, nhà đầu tư đồng loạt bán tháo MWG trên thị trường chứng khoán. Đáng chú ý, trong cuối phiên chiều nay, nhịp quét thanh khoản đã xuất hiện tại cổ phiếu này.

Ghi nhận tại thời điểm 14h chiều ngày 1/11, chỉ số VN-Index giảm nhẹ trong khi chỉ số VN30 tiếp tục giữ được sắc xanh với đà tăng không đáng kể. Đáng chú ý, tại nhóm VN30, cổ phiếu MWG tiếp tục nằm sàn với số lượng dư bán lên tới gần 5 triệu đơn vị. Nguyên nhân dẫn tới đà bán tháo tại MWG là do kết quả kinh doanh không mấy khả quan của doanh nghiệp trong quý vừa qua.

Xuất hiện pha
Nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu MWG.

Tình hình kinh doanh kém tích cực trong quý 3

Theo số liệu mới nhất, Thế giới Di động sở hữu 5.764 cửa hàng trên toàn quốc. Trong đó, 1.165 cửa hàng Thế giới Di động; 2.286 cửa hàng Điện máy Xanh; 1.706 cửa hàng Bách hóa Xanh; 540 Nhà thuốc An Khang; 67 cửa hàng Ava Kids và hệ thống bán hàng online.

Có thể thấy rằng, MWG đang sở hữu chuỗi cửa hàng trải dài khắp toàn quốc. Mặc dù bao phủ khắp Việt Nam, tuy nhiên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan trong quý vừa qua.

Báo cáo tài chính quý 3/2023 cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thế giới Di động đạt 30.520 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán không giảm tương ứng nên lợi nhuận gộp giảm còn 5.678 tỷ đồng.

Ngoài ra, phí quản lý, chi phí lãi vay cũng tăng theo nhưng nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi so với năm ngoái nên Thế giới Di động báo lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 196,8 tỷ đồng so với 1.647 tỷ đồng của năm ngoái.

Có thể thẩy rằng, nếu không có khoản gia tăng tiền gửi tiết kiệm, MWG sẽ báo lỗ trong quý vừa qua. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, Thế giới Di động báo lãi sau thuế 38,8 tỷ đồng trong quý 3, giảm mạnh so với con số 906 tỷ đồng của quý 2/2022. Biên lợi nhuận gộp còn 15,3%, mức thấp nhất trong vòng 8 năm trở lại.

Nguyên nhân dẫn tới sự sụt doanh thu của Thế giới di động là do nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện thoại, điện máy tương đối yếu trong quý vừa qua. Trong quý 3, đa số khách hàng dè dặt và cẩn trọng hơn trong các quyết định chi tiêu khi tình hình kinh tế nhiều biến động.

Sau khi công bố kết quả kinh doanh kém sắc, nhà đầu tư liên tục tháo chạy khỏi cổ phiếu MWG trong nhiều phiên giao dịch trở lại đây. Cách đây một tháng, khối ngoại cũng liên tục bán ròng với giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đông tại cổ phiếu nay. Tính riêng trong 10 phiên trở lại đây, giá trị bán ròng của khối ngoại đã đạt khoảng 550 tỷ đồng.

Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, cổ phiếu MWG đã giảm hơn 40% so với vùng đỉnh gần nhất. Tính theo giá đóng cửa ngày hôm nay, cổ phiếu MWG đã về lại đúng với vùng giá đáy cách đây 1 năm. Đáng chú ý, mặc dù xuất hiện nhiều lệnh "quét thanh khoản" trong cuối phiên chiều nay tuy nhiên MWG vẫn đóng cửa trong sắc xanh lơ. Cụ thể, MWG đóng cửa tại mức giá 35.100 đồng với thanh khoản kỷ lục 21 triệu đơn vị, vượt mức trung bình 50 phiên.

Đà giảm của MWG đã có phần níu chân toàn thị trường trong phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, tới phiên chiều, dòng tiền tham gia mạnh tại nhóm cổ phiếu chứng khoán, thép, ngân hàng đã giúp chỉ số VN-Index tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11.

Đồng loạt "test" hỗ trợ trung hạn, HPG-NKG-HSG kỳ vọng dẫn dắt VN-Index phục hồi

Tính tới hiện tại, cổ phiếu của 3 ông lớn ngành thép đang trong quá trình kiểm định vùng hỗ trợ trung hạn và cho ...

Dòng tiền cải thiện, chứng khoán "lộ trần", VN-Index kỳ vọng đảo chiều

Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11, VN-Index đã phát đi tín hiệu tích cực với đà tăng của nhóm cổ phiếu chứng ...

Lợi nhuận "bốc hơi" đến 96%, cổ phiếu MWG của Thế giới Di động vẫn tiếp đà “lao dốc”

Bức tranh tài chính ảm đạm khiến giá cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động lao dốc không phanh. ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán