Xuất hiện điện thoại Nokia làm “khuấy đảo” trong phân khúc giá rẻ khiến các đối thủ “ngã ngửa”

(Banker.vn) Mới đây, Nokia đã chính thức giới thiệu Nokia G21. Đây là mẫu smartphone giá rẻ cùng phân khúc với Samsung Galaxy A03 và được bán ra với mức giá 170 Euro (khoảng 4.2 triệu đồng). Tại hệ thống Thế giới di động Nokia G21 nay chỉ còn 3.890.000 đồng.

Mở hộp và thiết kế

Hộp đựng của Nokia G21 không có quá nhiều đồ nhưng vẫn đủ những thứ cần thiết. Ngoài máy, người dùng vẫn có đủ củ sạc, dây cáp. Trong đó, củ sạc là loại 10W cơ bản. Tuy nhiên Nokia G21 có thể hỗ trợ sạc nhanh tới 18W và người dùng sẽ phải mua sạc rời nếu muốn sạc nhanh hơn.

Smartphone của Nokia luôn được thiết kế rất "chừng mực" dù ở tầm giá nào. Chính vì vậy Nokia G21 cũng không ngoại lệ. Thiết kế của nó khá đơn giản với mặt lưng nhám màu Nordic Blue. Cảm giác cầm trên thay khá nhẹ và đủ để tạo ra sự đứng đắn cần thiết cho người dùng không còn trẻ. Nếu người dùng trẻ muốn dùng Nokia G21 cũng không thành vấn đề.

Xuất hiện điện thoại Nokia làm “khuấy đảo” trong phân khúc giá rẻ khiến các đối thủ “ngã ngửa”
Nokia G21

Cụm camera là thứ đáng nói nhất trên Nokia G21. Nó là một ngôn ngữ thiết kế khá phổ biến hiện nay nhưng chưa từng thấy ở Nokia. Đó là mô-đun camera với các ống kính xếp chồng theo chiều dọc. Đây được xem là sự thay đổi thiết kế nhiều nhất từ trước đến nay của Nokia.

Ở mặt trước, Nokia G21 sở hữu màn hình 6.5-inch với lỗ khuyết chứa camera trước. Các cạnh viền còn khá dày trong đó cằm và đỉnh dày hơn so với hai bên. Mặc dù vậy cảm giác màn hình của Nokia G21 trông vẫn rất hài hòa và cân đối.

Trải nghiệm màn hình

Nokia G21 kích thước 6,5 inch với độ phân giải 1600x720px, một sự thỏa hiệp dễ hiểu về số lượng điểm ảnh so với ngân sách của nó. Nó vẫn có mật độ điểm ảnh có thể chấp nhận được là 270ppi.

Đây là màn hình LCD và chất lượng hiển thị của nó xứng đáng trong tầm giá. Một điểm được đánh giá cao là Nokia G21 đã có tốc độ làm mới 90Hz giúp trải nghiệm hình ảnh được thoải mái hơn.

Hiệu năng

Nokia G21 được cung cấp sức mạnh bởi chipset Unisoc T606, một chip 12nm đơn giản để triển khai ở cấp độ đầu vào. Nó có một CPU tám nhân bên trong với cấu hình [email protected] + [email protected] và GPU Mali G57 MP1. Máy đi kèm RAM và bộ nhớ - 3 / 64GB, 4 / 64GB và 4 / 128GB.

Điều này đã được đến điểm hiệu năng của máy khá thấp nhưng là điều khá hiển nhiên ở mức giá của Nokia G21. So với Galaxy A03, Nokia G21 mạnh hơn và tiệm cận với Redmi 10. Nhìn chung với các nhu cầu cơ bản như đọc tin tức, lướt mạng xã hội Nokia G21 đều đáp ứng tốt trong khi đó các nhu cầu như chơi game có thể đáp ứng ở mức cơ bản.

Thời lượng pin

Nokia G21 hoạt động tốt trong gần 20 giờ duyệt web ở chế độ tốc độ làm mới thích ứng, trong đó các thử nghiệm phát hiện mức tăng đột biến từ 1-2 giây lên 90Hz khi tải trang (cứ sau 10 giây) và 60Hz trong thời gian còn lại. Quá trình phát lại video sẽ bị giảm nhiều hơn một chút. Xét về tổng thể, Nokia G21 có thể coi là một chiếc smartphone pin trâu đúng nghĩa.

Nokia G21 hỗ trợ sạc ở mức tối đa 18W qua USB Power Delivery nhưng người dùng phải mua ngoài. Củ sạc đi kèm 10W kém hơn. Để sạc đây viên pin sẽ mất 2 giờ 49 phút,khá chậm chạp. Sạc 30 phút cũng chỉ đạt 22%.

Hệ thống camera

Nokia G21 có thiết lập camera tương đối thú vị, nổi bật là camera chính 50MP, với hai ống kính phụ cơ bản để chụp cận cảnh và đo độ sâu khi chụp chân dung. Nó ít hơn một ống kính góc rộng so với thế hệ trước. Ở mặt trước, có một camera 8MP cơ bản để chụp ảnh selfie. Khẩu độ của nó là f / 1.8 và tiêu cự cố định.

Về cơ bản, giao diện chụp của Nokia G21 khá cơ bản và giống với hầu hết smartphone khác trên thị trường.

Nokia G21 chụp được những bức ảnh không quá xuất sắc, độ nét của ảnh tốt nhưng màu sắc có phần nhợt nhạt và hơi lệch so với thực tế. Điểm cộng là giá rẻ nhưng Nokia G21 vẫn chụp ảnh đêm khá ổn.

Nhìn chung Nokia G21 là chiếc smatphone giá rẻ khá điển hình. Giá rẻ, hiệu năng vừa đủ và pin trâu là những ưu điểm sáng giá ở chiếc smartphone này. Đổi lại, nó cũng có một số hạn chế như sạc chậm, chụp ảnh không hấp dẫn. Nhưng điều này là hiển nhiên với mức giá của nó.

Ánh Kim

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán