VNG lỗ gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch

(Banker.vn) Trước khi Công ty CP VNG công bố BCTC kiểm toán bán niên 2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 24/10 đã công bố quyết định về việc đưa vào diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu VNZ.
VNG lỗ gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã ra quyết định về việc đưa cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã ra quyết định về việc đưa cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG (VNZ: UPCoM) vào diện hạn chế giao dịch.

Cụ thể, theo quyết định của HNX, cổ phiếu VNZ bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25/10 do công ty chậm nộp báo cáo tài chính bán niên soát xét quá 45 ngày quy định.

Đây không phải lần đầu tiên cổ phiếu VNZ vào diện hạn chế giao dịch. Trước đó, hồi tháng 5, VNZ cũng đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022. Chỉ sau 10 ngày, cổ phiếu này đã thoát diện hạn chế giao dịch sau khi nộp BCTC kiểm toán 2022.

VNG lỗ gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch
Quyết định đưa cổ phiếu VNZ vào diện hạn chế giao dịch

Sau khi HNX công bố quyết định liên quan đến cổ phiếu, VNG đã công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, doanh thu thuần đạt 4.098 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó giá vốn tăng 4,2% lên 2.151 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận gộp đạt 1.946 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2022.

Chi phí tài chính ở mức 91,6 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 752 tỷ đồng, tăng 21%. Ngược lại chi phía ban hàng giảm 17% xuống còn 1.097 tỷ đồng.

Khấu trừ chi phí, VNG báo lỗ 293,3 tỷ sau nửa đầu năm, giảm hơn 215 tỷ so với cùng kỳ năm trước song tăng gấp 7,3 lần mức lỗ 40 tỷ ghi nhận tại báo cáo tự lập.

Về tình hình tài chính, tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của VNG tăng lên mức 9.316 tỷ đồng trong đó khoản tiền mặt/tương đương tiền và tiền gửi hơn 3.455 tỷ đồng.

Cuối tháng 6/2023, VNG ghi nhận 1.980 tỷ đồng đầu tư vào 8 công ty liên kết, trong đó lớn nhất là 515 tỷ đồng của Telio và 513 tỷ đồng của Funding Asia. VNG ghi nhận lỗ lần lượt 282 tỷ đồng và 69 tỷ đồng từ 2 công ty liên kết nói trên.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính, Telio Pte Ltd là một công ty đầu tư, được thành lập năm 2019 với trụ sở chính tại Singapore. Tính đến cuối quý II/2023, VNG sở hữu 16,67% vốn điều lệ tại Telio. Trong khi đó, Funding Asia Group Pte Ltd cũng có trụ sở tại Singapore, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh vận hành và quản lý nền tảng cho vay trực tuyến. Tính đến ngày 30/6/2023, VNG sở hữu 4,88% vốn điều lệ công ty này.

Khoản lãi lũy kế duy nhất từ công ty liên kết của VNG là từ DayOne với 4,16 tỷ đồng. Công ty CP DayOne được thành lập năm 2015, trụ sở chính tại phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Tính đến ngày kết thúc kỳ kế toán giữa biên độ, VNG nắm giữ 27,27% quyền sở hữu của DayOne, tương đương giá trị đầu tư 138 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VNZ có đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.

VNG lỗ gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch
VNZ có đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác

Được biết, Tập đoàn đã thanh lý 181.500 cổ phần trong Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến FPT với tổng giá trị chuyển nhượng là hơn 17 tỷ đồng. Theo đó Tập đoàn ghi nhận khoản lãi từ nghiệp vụ này với giá trị lên 690 triệu vào doanh thu tài chính trên báo cáo bán niên 2023.

Ngoài ra, ngày 4/4/2023 Tập đoàn cũng đã tham gia góp thêm số tiền hơn 8,3 tỷ đồng vào quý Transcend II (“Transcend”) theo như thỏa thuận cam kết đầu tư đã ký kết với Transcend vào ngày 18/7/2022 để đầu tư vào các công ty phát hành trò chơi điện tử và ngành giải trí kỹ thuật số. Tại thời điểm cuối tháng 6, số tiền góp vào Transcend của Tập đoàn là hơn 42 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của VNG giảm về dưới mốc 5.000 tỷ trong đó lợi nhuận chưa phân phối còn 4.900 tỷ đồng, nợ phải trả tăng 19% lên 4.500 tỷ đồng.

Về cổ phiếu, Cổ phiếu VNZ từng là tâm điểm chú ý khi liên tiếp tăng trần sau khi niêm yết giao dịch trên UPCoM, đưa thị giá lên mức đắt đỏ nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thời điểm, giá cổ phiếu này tăng lên hơn 1,3 triệu đồng/cp.

Kết phiên chiều 25/10, cổ phiếu VNZ đang giao dịch ở mức 802.000 đồng/cp. Vẫn rất cao so với các cổ phiếu khác trên thị trường chứng khoán. Trước đó, trong phiên giao dịch 24/10, cổ phiếu này đã rớt mạnh 14,9 điểm.

Ở một diễn biến khác, tháng 8 vừa qua, VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC). Cổ đông chi phối VNG dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch “VNG”.

Đây là tổ chức nước ngoài có trụ sở tại quần đảo Cayman (Cayman Islands), đồng thời là cổ đông lớn nhất của VNG. Tổ chức này có hai cá nhân liên quan là người nội bộ tại VNG gồm Tổng Giám đốc Lê Hồng Minh (sở hữu 12,27% vốn) và Phó tổng giám đốc thường trực Vương Quang Khải (sở hữu 4,99% vốn).

Cổ đông Nhiệt điện Phả Lại (PPC) rủng rỉnh tiền mặt nhờ cổ tức

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền của Công ...

Lần đầu tiên CEO Lê Hồng Minh lên tiếng về kế hoạch tạm hoãn IPO của VNG

“Tôi muốn VNG IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt nhất sau khi chào sàn” - CEO Lê Hồng ...

Bất động sản tuần qua: Thu hồi dự án Bệnh viện Ngọc Tâm "đắp chiếu" nhiều năm

Dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô ở Phú Yên bị thu hồi 134 ha đất, thu hồi dự án Bệnh viện Ngọc Tâm ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán