VN-Index tiếp tục chịu áp lực bán với thanh khoản sụt giảm

(Banker.vn) Kết thúc phiên sáng 25/10, VN-Index giảm nhẹ 0,21 điểm với thanh khoản đạt 6.199 tỷ đồng. Dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với nhiều mã tăng tích cực

Kết thúc phiên sáng ngày 25/10, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,21 điểm (-0,02%) lùi về mức 1.257,2 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía bán với 145 mã tăng, 179 mã giảm và 81 mã tham chiếu. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 249 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 6.199 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index ngược chiều tăng 0,46 điểm (+0,2%) lên 225,15 điểm với 56 mã tăng và 64 mã giảm. Khối lượng giao dịch trên sàn HNX đạt 20 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 336,9 tỷ đồng. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm nhẹ 0,15 điểm (-0,16%) xuống còn 91,91 điểm, với 119 mã tăng và 109 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch trên UPCoM đạt 25,7 triệu đơn vị, giá trị 206 tỷ đồng.

VN-Index tiếp tục chịu áp lực bán với thanh khoản sụt giảm

11h: Cổ phiếu VHM giảm độ cao về mức tham chiếu, cùng với nhóm cổ phiếu trụ chỉ còn 9 mã tăng nhẹ. Số mã giảm tăng lên, trong đó GVR giảm mạnh 1,7%, đẩy VN-Index về mức 1.255 điểm ngay sát cuối phiên sáng.

10h30: VN-Index vẫn giữ mức tăng nhẹ 1,55 điểm, dao động quanh ngưỡng 1.258 điểm. Sắc xanh chiếm ưu thế nhẹ trong rổ VN30, với các mã STB, HPG, VPB và TCB lần lượt đóng góp 0,58 điểm, 0,53 điểm, 0,48 điểm và 0,46 điểm vào chỉ số chung. Tuy nhiên, các mã FPT, VNM, HDB và SSB gặp phải áp lực bán, lấy đi hơn 1,2 điểm từ VN30-Index.

Một số cổ phiếu ghi nhận mức tăng giá nổi bật gồm HNG (+6,4%), CEO (+3,3%), DXG (+2,5%), PDR (+1,9%), DIG (+1,9%) và CTD (+1,4%).

Điểm sáng trên sàn HOSE là DXG với mức tăng 3,1% và dẫn đầu thanh khoản với khoảng 8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, cổ phiếu bất động sản CEO cũng có diễn biến tích cực, tăng 3,3% với thanh khoản đạt hơn 4 triệu đơn vị. Trong khi đó, cặp đôi HNG và AAH trên sàn UPCoM ghi nhận mức tăng hơn 7%, với thanh khoản sôi động, đạt từ 3 đến 6 triệu đơn vị.

9h30: Thị trường chứng khoán tăng nhẹ nhưng thanh khoản yếu, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 1.100 tỷ đồng. Các mã lớn như VHM, PGV và GAS dẫn đầu nhóm kéo chỉ số, đóng góp hơn 1 điểm. Ngược lại, CTG, HDB và SSB gây áp lực giảm tổng cộng gần 0,5 điểm.

Cổ phiếu viễn thông như VGI (+1,37%) và CTR (+0,7%) cũng ghi nhận mức tăng tích cực. Trong khi đó, nhóm bất động sản có mức tăng ổn định, với các mã VHM (+1,03%), DIG (+0,97%), PDR (+0,7%) và DXG (+0,92%). Nhóm cổ phiếu dịch vụ tiện ích cũng giao dịch tích cực, với các mã như PGV (+4,75%), GAS (+0,42%), REE (+0,31%) và POW (+0,41%).

Theo phân tích từ Chứng khoán SHS, xu hướng ngắn hạn của VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh quanh vùng giá 1.255 điểm, với kháng cự gần nhất ở ngưỡng 1.275 điểm. Trong trung hạn, VN-Index được kỳ vọng tăng trưởng trên vùng hỗ trợ 1.250 điểm, hướng đến vùng giá 1.300 điểm và có thể mở rộng lên 1.320 điểm. Tuy nhiên, vùng 1.300 điểm được đánh giá là vùng kháng cự mạnh, tương ứng với đỉnh giá từ đầu năm 2024 và mức đỉnh trong tháng 6-8/2022.

Để thị trường có thể vượt qua các vùng kháng cự này, cần có các yếu tố hỗ trợ vĩ mô và kết quả kinh doanh tích cực. Đồng thời, các yếu tố bất định như căng thẳng địa chính trị cần phải hạ nhiệt. SHS khuyến nghị không mua đuổi trong thời điểm này, thay vào đó duy trì tỷ trọng hợp lý và cẩn trọng chọn lọc các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt sau khi đánh giá kết quả kinh doanh quý III/2024.

Nhận định chứng khoán phiên 25/10: Áp lực điều chỉnh chưa dừng lại?

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh mạnh, VN-Index giảm hơn 13 điểm và đóng cửa dưới ngưỡng MA100. Thanh khoản tăng nhẹ nhưng ...

Dow Jones chao đảo, cổ phiếu VFS và Tesla giúp Nasdaq và S&P 500 phục hồi mạnh mẽ

Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khi lợi suất trái phiếu Mỹ hạ nhiệt giúp giảm bớt áp lực. Cổ phiếu VFS, Tesla dẫn ...

Đức Anh

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục