Vì đâu khối ngoại giảm mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt?

(Banker.vn) Bàn về động thái giảm tốc mua ròng của khối ngoại, chia sẻ tại Talkshow Chọn danh mục "Chờ tín hiệu tích cực" do Báo Đầu tư tổ chức, ông Huỳnh Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT cho rằng, thị trường chứng khoán đã bước vào vùng phân hoá sau khi phục hồi mạnh mẽ nhờ dòng vốn ngoại.

Năm 2022, chứng kiến đà suy giảm mạnh của nhiều cổ phiếu. Có những thời điểm, VN-Index giảm hơn 35% kể từ đỉnh, kéo theo việc nhiều cổ phiếu lao dốc mạnh, cá biệt có những cổ phiếu mất từ 70 – 80% giá trị, bất kể là cổ phiếu cơ bản hay đầu cơ. Sau thời gian biến động, VN-Index dần lấy lại cân bằng và hồi phục mạnh mẽ. Dù thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giằng co, song chỉ số cũng đã lấy lại hơn 20% kể từ vùng đáy phiên 16/11.

Một trong những động lực giúp thị trường bứt phá chính là sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại. Lực mua rất quyết đoán với giá trị mua ròng nhiều phiên lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây là một trong những giai đoạn khối ngoại mua ròng nhanh và mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Vì đâu khối ngoại giảm mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt?

Dữ liệu thị trường cho thấy, tính chung cả tháng 11/2022, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 16.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mức cao nhất kể từ đầu năm. Riêng sàn HOSE, dòng vốn ngoại đổ vào gần 15.000 tỷ đồng.

Điều đáng nói, động thái trong tháng 11 trái ngược hoàn toàn với mấy tháng trước đó. Tính tới cuối tháng 10, khối ngoại bán ròng hơn 3.200 tỷ đồng trên HOSE. Tuy nhiên, sau tháng 11, con số này đảo chiều thành mua ròng hơn 11.700 tỷ đồng.

Tuy nhiên, động thái mua ròng của khối ngoại đang chậm lại rõ rệt trong những phiên gần đây khi thị trường đã hồi phục tương đối. Tuần 12-16/12, khối ngoại vẫn duy trì mua ròng gần 1.900 tỷ đồng. Song con số này tiếp tục giảm so với tốc độ mua ròng những tuần trước đó. Thậm chí, nếu xét về mặt khối lượng, nhà đầu tư nước ngoài đã đứt chuỗi mua ròng từ phiên 14/12 trước đó.

Bàn về động thái giảm tốc mua ròng của khối ngoại, chia sẻ tại Talkshow Chọn danh mục "Chờ tín hiệu tích cực" do Báo Đầu tư tổ chức, ông Huỳnh Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT cho rằng, thị trường chứng khoán đã bước vào vùng phân hoá sau khi phục hồi mạnh mẽ nhờ dòng vốn ngoại.

Quy mô và cường độ của khối ngoại giảm có thể bắt nguồn từ 2 yếu tố là lượng mua họ đã giải ngân phần lớn ở vùng giá thấp thì giai đoạn sắp tới họ sẽ giảm cường độ mua. Bên cạnh đó, yếu tố tính mùa vụ lễ Noel họ sẽ nghĩ dài cho tới đầu năm sau mới quay lại mua ròng. Giai đoạn này chúng ta cần hiểu rằng thị trường không thể lên cùng lên 20-25% mà sẽ có sự phân hoá. Trong vòng gần 2 tháng, lượng mua ròng của khối ngoại thông qua các quỹ ETF và quỹ đầu tư thông qua các ngân hàng giải ngân vào thị trường Việt Nam hơn 1 tỷ USD. Đây cũng là đợt mua ròng lớn nhất 10 năm qua của thị trường.

Giải thích điều này, chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, động thái của FED không còn khó đoán nữa, vĩ mô thuận lợi, cộng với một số yếu tố hỗ trợ dòng vốn quay trở lại các thị trường cận biên và mới nổi như chỉ số Dolar index ổn định hơn..., các quỹ đầu tư có thể đạt mức lãi suất kỳ vọng khoảng 5%. Họ nhìn thấy nhiều cổ phiếu đã giảm sâu và tin rằng câu chuyện thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được giải quyết nên đã mạnh tay giải ngân.

"Các quỹ ETF khu vực Đài Loan, Thái Lan rất quan tâm thị trường Việt Nam, họ nói rằng, Việt Nam đang tái lập thị trường nước họ 10 - 20 năm trước. Những dòng vốn ở đây mang tính trung và dài hạn nên tôi kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ gia tăng trong thời gian tới. Đó là thông tin tích cực của thị trường mà tôi muốn chia sẻ với nhà đầu tư", ông Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó cũng cần nhắc đến một yếu tố kỹ thuật là margin. Nếu như đầu quý 1/2022 lượng margin gần 250.000 tỷ, tương ứng gần 10,5 tỷ USD thì hiện chuyên gia dự đoán chỉ còn khoảng 40%, tức là thị trường đã giảm đòn bẩy và khá ổn định.

Ông Tuấn cho rằng, vốn ngoại vào ào ạt nhưng sẽ không nhanh rút vốn ít nhất cho đến khi thị trường tăng rất nhanh về vùng trung bình 10 năm qua thì có thể họ sẽ bán để chốt lời. "Đây không phải giai đoạn bi quan nữa, bởi những khó khăn gần như đã vượt qua. Dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục giải ngân vào thị trường khi mức định giá vẫn duy trì quanh đây và sẽ không dừng lại con số 1 tỷ USD. Hiện tượng giảm mua của khối ngoại thời gian gần đây do họ đang nghỉ dài Noel tết tây, sang năm sẽ dồi dào hơn", ông Tuấn nhận định.

Chuyên gia nhìn thấy có ba dòng vốn ngoại từ Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Mỹ. Vốn ngoại trên thị trường có 3 luồng chính là Các quỹ chủ động có bộ phận nghiên cứu thiên về lựa chọn doanh nghiệp, đầu tư. Bên cạnh đó là các quỹ thụ động phân bổ vào các rổ chỉ số ETF. Và cuối cùng là các quỹ ẩn danh, pháp nhân ngoại mà không phải quỹ… Đặc biệt, các ETF khu vực Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan rất quan tâm thị trường Việt Nam bởi cho rằng chúng ta đang tái lập như họ 10-20 năm trước. Những dòng vốn ở đây mang tính trung và dài hạn nên chưa thấy tín hiệu đảo chiều dòng vốn ở đây.

Lý giải về việc quỹ ngoại bán ào ạt, chuyên gia cho rằng là do các hedgefund bị rút vốn. Có thể kể tới quỹ lớn nhất trên thị trường bị rút vốn rất mạnh nên phải bán cổ phiếu để cân đối vốn cho nhà đầu tư rút về.

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán