Trước đó, ngày 1/8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn số 5137/UBCK-QLKD gửi các CTCK về việc khảo sát dữ liệu lấy ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có nội dung về tách bạch quản lý tài sản của nhà đầu tư.
Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thanh Kỳ, Chủ tịch VASB; bà Hoàng Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VASB cùng đại diện hàng chục CTCK thành viên.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Chủ tịch VASB phát biểu |
Hiện nay, việc quản lý tài sản nhà đầu tư được thực hiện theo Khoản 4, Điều 17, Thông tư số 121/2020/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2020. Cụ thể như sau:
CTCK phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại Điểm a Khoản này. Ngoài ra, CTCK có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại Điểm b Khoản này để khách hàng lựa chọn:
a) Khách hàng của CTCK mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Trong phương thức này, khách hàng, CTCK và ngân hàng thương mại có hợp đồng thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng. Sau khi lệnh mua chứng khoán của khách hàng được khớp, CTCK có quyền yêu cầu ngân hàng nơi nhà đầu tư mở tài khoản thực hiện chuyển tiền tương ứng với giá trị khớp lệnh vào tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán do CTCK đứng tên mở tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn. CTCK có nghĩa vụ thay mặt cho khách hàng thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán với các bên có liên quan;
b) CTCK mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của CTCK.
Theo ghi nhận của Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, hiện nay đa số các CTCK lựa chọn phương thức (b) nêu trên để quản lý tách bạch tài sản của nhà đầu tư.
Tại cuộc họp, lãnh đạo, các chuyên gia pháp lý đến từ nhiều CTCK đã đánh giá kết quả của việc thực hiện quản lý tài sản theo quy định hiện hành, đánh giá tác động về mặt pháp lý và kinh doanh trong trường hợp buộc phải thay đổi việc quản lý tách bạch tài sản của nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay.
Bà Hoàng Hải Anh cho biết, sau khi lấy ý kiến các công ty thành viên, Ban Chấp hành VASB sẽ tổng hợp đầy đủ thành văn bản gửi đến cơ quan quản lý.
Theo bà Hoàng Hải Anh, việc lấy ý kiến đóng góp chính sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệp hội nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, cùng phát triển.
Dưới đây là một số hình ảnh tại cuộc họp lấy ý kiến:
Bà Hoàng Hải Anh điều hành cuộc họp |
Đại diện SSI thuyết trình về việc thực hiện quản lý tiền của khách hàng hiện nay |
Lãnh đạo CTCK Việt chia sẻ kinh nghiệp thực tiễn quản lý tài sản nhà đầu tư |
Lãnh đạo CTCK DNSE phát biểu |
Đại diện CTCK MB đề xuất giải pháp |
Đại diện chứng khoán An Bình phát biểu |
Đại diện CTCK Bảo Việt nêu ý kiến góp ý |
VASB là cầu nối tin cậy giữa các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và cơ quan quản lý nhà nước Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động ... |
CLB Luật Chứng khoán VASB "hiến kế" vá lấp những khoảng trống pháp lý trên thị trường chứng khoán CLB Luật Chứng khoán - VASB cho rằng một số chính sách, văn bản pháp luật về chứng khoán khi áp dụng triển khai thực ... |
Cái bắt tay giữa VASB và Quacert: Để Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ngành chứng khoán đi vào cuộc sống Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) và Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (Quacert) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về ... |
Trâm Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|