Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu đồng khi giá tăng, điều gì đang diễn ra trong ngành kim loại màu?

(Banker.vn) Nhập khẩu đồng tinh chế của Trung Quốc đã tăng tốc một cách lặng lẽ trong những tháng gần đây, đưa khối lượng lên mức cao nhất từ ​​đầu năm đến nay trong tháng 10.

Giá đồng tăng rõ ràng trong khoảng một tháng nay do lo ngại về nguồn cung. Tin tức về sự gián đoạn tại các mỏ lớn ở Panama và Peru đã hỗ trợ giá đồng, cũng như hy vọng rằng nước tiêu thụ kim loại hàng đầu Trung Quốc sẽ mở rộng các biện pháp hỗ trợ kinh tế.

Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu đồng khi giá tăng, điều gì đang diễn ra trong ngành kim loại màu?
Mộc Trà tổng hợp

Cụ thể, giá đồng tăng ngay sau khi có tin, Tòa án tối cao Panama ra phán quyết rằng, hợp đồng khai thác mỏ đồng sinh lợi ở Panama của công ty khai thác First Quantum của Canada là vi phạm hiến pháp. Đáng chú ý, khu mỏ này đóng góp khoảng 1,5% vào tổng sản lượng đồng toàn cầu và chiếm khoảng 5% tổng GDP của Panama. Vì vậy, việc này khiến thị trường lo ngại rằng công cuộc khai thác tại mỏ Cobre bị đình trệ trong một thời gian dài sẽ khiến nguồn cung đồng thu hẹp. Cũng hỗ trợ giá đồng là tin tức rằng một liên đoàn công nhân tại mỏ Las Bambas lớn của Peru đã đình công vô thời hạn.

Dường như thị trường đang thức tỉnh trước các vấn đề về nguồn cung tập trung, điều này đặt ra câu hỏi xung quanh nhu cầu thặng dư vào năm 2024.

Sức mạnh nhập khẩu của Trung Quốc

Đáng nói, nhu cầu nhập khẩu đồng của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở kim loại đã tinh chế. Quốc gia này cũng đang hấp thụ lượng tinh quặng đồng kỷ lục và nhập khẩu kim loại tái chế đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2018.

Trung Quốc đã nhập khẩu 353.000 tấn đồng tinh chế trong tháng 10, đây là khối lượng hàng tháng cao nhất trong năm nay.

Tính chung 10 tháng đầu năm, nhập khẩu đồng lên tới 2,99 triệu tấn, chỉ thấp hơn 4% so với con số thống kê của cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói là, khối lượng vận chuyển từ Congo tăng mạnh. Nhập khẩu trong quý III được báo cáo vừa qua đạt tổng cộng 259.000 tấn và lượng kim loại Congo lưu chuyển lũy kế từ đầu năm đã tăng 18% so với cùng kỳ của năm 2022.

Cơn khát nguyên liệu thô của Trung Quốc cũng ngày càng tăng mạnh. Nhập khẩu tinh quặng đồng khai thác tăng 9% so với cùng kỳ trong giai đoạn 10 tháng đầu năm và đang trên đà vượt mức kỷ lục 25,3 triệu tấn của năm ngoái.

Quốc gia này cũng đang tăng cường tiêu thụ lượng đồng có thể tái chế với lượng phế liệu nhập khẩu tăng 9% so với năm ngoái.

Thật vậy, dòng kim loại đồng tái chế từ đầu năm đến nay ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2018, năm cuối cùng trước khi chính phủ bắt đầu hạn chế nhập khẩu phế liệu cấp thấp hơn.

Bắc Kinh đã lùi lại kế hoạch cấm hoàn toàn nhưng đặt ngưỡng tiêu chuẩn nhập khẩu (tức là yêu cầu độ tinh khiết cao hơn) kể từ năm 2021. Điều đó có nghĩa là thành phần đồng chiếm nhiều hơn trong phế liệu nhập khẩu hiện tại so với những năm 2010, khiến việc so sánh dữ liệu trong lịch sử trở nên khó khăn hơn.

Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu đồng khi giá tăng, điều gì đang diễn ra trong ngành kim loại màu?
Một kho nhập khẩu đồng. Nguồn: Internet

Sản lượng bùng nổ, tồn kho thấp

Nhập khẩu nguyên liệu thô cao hơn trong năm nay đã cho phép các nhà máy luyện kim của Trung Quốc tăng tốc độ hoạt động.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Shanghai Metal Market, sản lượng đồng tinh chế cathode toàn quốc đã tăng 10% so với cùng kỳ trong tháng 10 và 11% trong 10 tháng đầu năm nay.

Nhưng sự kết hợp giữa sản xuất trong nước tăng và nhập khẩu tăng đã ít tác động đến lượng hàng tồn kho ở Trung Quốc.

Tồn kho đồng đăng ký trên Sở giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đứng ở mức thấp 35.878 tấn, giảm 48% so với hồi đầu tháng 1. Tuy nhiên, sản phẩm được giữ trong kho ngoại quan do Sàn Giao dịch Năng lượng Quốc tế, chi nhánh quốc tế của SHFE điều hành lại ghi nhận tổng cộng 34.203 tấn, không thay đổi kể từ tháng 6/2023. Cũng theo Shanghai Metal Market, hàng tồn kho ngoại quan khác đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm chỉ là 9.400 tấn.

Lĩnh vực sản xuất còn trì trệ

Cả Chỉ số Quản lý mua hàng chính thức và chỉ số Caixin (theo dõi các công ty vừa và nhỏ) đều giảm trong tháng 10, cho thấy lĩnh vực sản xuất đang trì trệ của nước này chưa có sự thay đổi nào.

Đúng là nhu cầu về đồng đã được hưởng lợi từ sức mạnh của các lĩnh vực chuyển đổi xanh như xe điện và lưới điện, phần nào bù đắp cho nhu cầu thấp hơn từ các lĩnh vực truyền thống hơn như thiết bị gia dụng.

Theo các nhà phân tích tại Citi Group, chi tiêu vốn cho lưới điện của Trung Quốc đã tăng hơn 6% từ đầu năm đến nay, vượt xa mức tăng trưởng lần lượt là 1% và 5% vào năm 2022 và 2021.

Với lượng hàng tồn kho thấp và trượt dốc, không có gì ngạc nhiên khi chỉ số Yangshan, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, đã tăng lên mức cao nhất trong năm nay. Như vậy, tất cả các dữ liệu đều cho thấy rằng thị trường nội địa của Trung Quốc đang bị thắt chặt và nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cũng tăng một cách mạnh mẽ.

Sàn Đại Liên (Trung Quốc) hạn chế giao dịch quặng sắt sau khi giá tăng "chóng mặt"

Hôm qua, Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã đặt giới hạn về khối lượng giao dịch đối với hợp ...

“Gã khổng lồ” đất hiếm Trung Quốc muốn hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, cổ phiếu KSV bứt phá sau chuỗi lao dốc

Cổ phiếu KSV bất ngờ bứt phá sau khi nhận được thông tin hỗ trợ từ phía công ty mẹ Vinacomin. Tuần trước, Tập đoàn ...

Trung Quốc sẽ sử dụng nhiều công cụ tiền tệ để đảm bảo thanh khoản

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) mới cho biết, họ sẽ chống lại các rủi ro hệ thống đối với nền kinh tế và ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán