Cổ phiếu ngân hàng đè nặng thị trường, BID giảm 2,6% phiên 14/3 |
Với kết quả kinh doanh quý IV/2022 thấp hơn kỳ vọng, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa có quyết định điều chỉnh giảm dự báo doanh thu mảng bán lẻ công nghệ và truyền thông (ICT) trong năm 2023.
Cụ thể, BVSC dự báo doanh thu điện thoại di động (ĐTDĐ) 2023 giảm 6,9% xuống còn 109.400 tỷ đồng từ mức 113.900 tỷ đồng như dự báo trước. Đồng thời, dự báo doanh thu laptop 2023 giảm 12,6% xuống 15.570 tỷ đồng.
Trên cơ sở hàng quý, BVSC kỳ vọng doanh thu ICT sẽ có dấu hiệu hồi phục từ quý III. Như vậy, doanh thu ICT trong nửa đầu năm được dự báo duy trì ở mức thấp.
Tuy nhiên, trong bối cảnh triển vọng kinh tế được cải thiện, BVSC dự báo doanh thu ĐTDĐ sẽ phục hồi đáng kể với mức tăng trưởng 10,3% trong 2024 và 5% trong 2025. Điều này cũng tương tự đối với dự báo doanh thu laptop giai đoạn 2024-2025.
Khi đó, các doanh nghiệp có doanh mục sản phẩm mở rộng và/hoặc sở hữu các thương hiệu có vị thế cạnh tranh cải thiện có khả năng vượt trội so với thị trường chung.
Với các doanh nghiệp bán lẻ ICT đang niêm yết, theo dự báo của BVSC, lợi nhuận ròng của DGW (Thế giới số) có thể chạm đáy trong quý I này và dần hồi phục trong các quý tiếp theo. Điều này xảy ra sớm hơn so với thị trường chung với kỳ vọng các nhà bán lẻ sẽ hạn chế giảm tồn kho trước triển vọng nhu cầu cải thiện trong quý III, khi các yếu vĩ mô thuận lợi hơn (lạm phát và lãi suất hạ nhiệt, và nguồn công việc trở lại dồi dào hơn.
Trong khi đó, BVSC tin rằng kết quả kinh doanh của PET (Petrosetco) đã chạm đáy từ IV-2022, khi doanh nghiệp này gần như thanh lý hết các khoản đầu tư CK trong kỳ. Dù lợi nhuận ròng có thể ở mức thấp, nhưng kết quả kinh doanh của PET phục hồi dần qua từng quý trong 2023.
Dự báo xa hơn, BVSC nhận định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ ICT đã đạt mức tăng trưởng trở lại mốc 2 chữ số trong vòng 3 năm tới. Cụ thể, DGW sẽ đạt mức tăng CAGR lợi nhuận ròng ở mức tương đối là 12,1%. Trong khi PET đạt 30% từ mức nền thấp, do khoản chi phí một lần liên quan đến CK đầu tư.
Trên sàn HoSE, DGW hiện đang giao dịch ở mức giá 34.000 đồng/CP, giảm gần 60% so với mức đỉnh cách đây 1 năm là gần 80.000 đồng/CP. Trong khi đó, PET hiện đang giao dịch ở mức giá 20.000 đồng, tương đương mức giảm hơn 65% tính từ mức đỉnh cách đây 1 năm là 60.000 đồng/CP.
Triển vọng chung của ngành
Về triển vọng chung của ngành bán lẻ, các chuyên gia kỳ vọng, những doanh nghiệp lớn sở hữu sức mạnh tài chính, theo đuổi xu hướng tiêu dùng hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức trung bình ngành trong năm nay, nhưng mức tăng có thể thấp hơn so với mức nền cao của 2022.
Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Azfin Việt Nam phân tích, năm 2023 kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với những rủi ro về suy thoái, khủng hoảng và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Trong khi Việt Nam có tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP đến 200%, nên sẽ bị ảnh hưởng không ít bởi sự suy yếu của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, triển vọng của ngành bán lẻ trong năm nay sẽ là “trong nguy có cơ”.
Cụ thể về cơ hội, thứ nhất, việc Trung Quốc mở cửa và Việt Nam tích cực thúc đẩy lĩnh vực du lịch có thể giúp ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng trong năm 2023.
Thứ hai, đồng USD đã giảm từ cuối quý 4/2022 khiến giá tiêu dùng trở nên hấp dẫn hơn, nhất là với hàng điện tử, hàng nhập khẩu, từ đó có thể kích thích một phần nào đó chi tiêu.
Thứ ba, xu hướng mua sắm hiện đại dần thay thế chợ truyền thống và đang chuyển dịch khá mạnh, đặc biệt trong giới trẻ, tầng lớp mới - tầng lớp tiêu dùng chính của xã hội.
Thứ tư, định giá các cổ phiếu của doanh nghiệp bán lẻ trở nên hấp dẫn hơn sau giai đoạn vừa qua khi thị trường chứng khoán suy giảm khá mạnh.
Về thách thức, có ba vấn đề lớn mà nhà đầu tư cần quan tâm. Chi tiêu của người dân đã suy giảm từ giữa quý III/2022 do dự báo kinh tế ảm đạm, xuất khẩu chậm lại và người dân Việt Nam có tính phòng thủ cao. Bởi vậy, họ hạn chế chi tiêu để giữ tiền phòng ngừa những trường hợp khó khăn xảy ra. Nhưng việc chi tiêu tiêu dùng sẽ bùng trở lại rất nhanh khi kinh tế hồi phục.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản ảm đạm, lãi suất cao khiến người dân sẽ hạn chế việc mua trả góp hoặc vay để tiêu dùng. Đặc biệt, Việt Nam là một nền kinh tế dựa vào bất động sản khá nhiều, nên khi giá bất động sản điều chỉnh hoặc ảm đạm thì người dân sẽ hạn chế chi tiêu, vay mượn.
Ngoài ra, hàng xa xỉ có thể bị ảnh hưởng ít hơn do tác động của kinh tế khó khăn đến với tầng lớp thu nhập thấp mạnh hơn là với tầng lớp thu nhập cao. Do đó, chính những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những hàng hóa tương đối xa xỉ.
“Trong lĩnh vực này, có những cổ phiếu cần chú ý như PNJ, vẫn hứa hẹn tăng trưởng khoảng 10 - 20% trong năm 2023 do vị thế độc tôn trong lĩnh vực bán lẻ trang sức. Hay cổ phiếu MWG dù có sự chậm lại trong năm 2022 nhưng có thể trở lại tăng trưởng ở mức trên 20% trong năm nay. Và VRE là doanh nghiệp chuyên cho thuê mặt bằng bán lẻ đã trở lại sau dịch Covid-19 với việc gia tăng thêm các trung tâm thương mại, cũng như các diện tích cho thuê, do đó, hiệu quả năm 2023 được dự báo có thể vượt so với mức trước dịch”, ông Đặng Trần Phục nhận định.
Điểm lại các giao dịch cổ phiếu đáng chú ý ngày 14/3/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam điểm lại và gửi đến quý độc giả tin tức về các giao dịch cổ ... |
Nhận định chứng khoán ngày 15/3/2023: VN-Index giảm về vùng 1.000 – 1.020 điểm Thị trường chứng khoán trong nước bị bán mạnh từ đầu phiên chiều khiến VN-Index mất điểm và lui về sát ngưỡng 1.040. Thanh khoản ... |
Cổ phiếu ngân hàng đè nặng thị trường, BID giảm 2,6% phiên 14/3 Phiên giao dịch hôm nay (14/3) ghi nhận cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực với 19/27 mã giảm điểm, 4 mã đứng tham ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|