Operating Cash Flow là gì
Operating Cash Flow (viết tắt OCF) được hiểu là dòng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu OCF được dùng làm thước đo tiền mặt, chúng được thể hiện chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng khoảng thời gian.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thể hiện mức chênh lệch từ tổng số tiền thu và chi theo các hoạt động kinh doanh từng kỳ báo cáo.
Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh cho bạn nắm được dòng tiền công ty tạo ra dương hay âm để tiếp tục công việc kinh doanh. Từ đó bạn điều chỉnh được chính sách phát triển của công ty hoặc tính đến việc phát hành cổ phiếu, vay mượn thêm bên ngoài.
Hình minh họa |
Công thức tính OCF
Tìm hiểu Operating Cash Flow là gì còn hướng dẫn cho bạn cách để tính toán trong báo cáo tài chính. Hiện nay, có hai cách tính chỉ số OCF đó là tính theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Tính theo phương pháp trực tiếp
Cách tính OCF với phương pháp trực tiếp khá đơn giản và có tính chính xác cao. Tuy nhiên, cách tính này lại không giúp nhà đầu tư các thông tin cụ thể cũng như nguồn tiền mặt hiện có của doanh nghiệp. Công thức để tính chỉ số OCF theo phương pháp trực tiếp là:
OCF = Tổng doanh thu – Các chi phí hoạt động phát sinh trong kinh doanh
Có một nguyên tắc trong phương pháp tính đó là những mục có dòng tiền vào thì thể hiện bằng dấu cộng, tức là giá trị dương. Còn những mục có dòng tiền ra thì sẽ có dấu trừ, tức là giá trị âm.
Tính theo phương pháp gián tiếp
Để tính OCF theo phương pháp gián tiếp thì sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, cách tính này sẽ giúp các nhà đầu tư nhìn nhận được nhiều thông tin về công ty. Nhìn chung, trong các báo cáo tài chính thì số liệu OCF sẽ được tính theo phương pháp gián tiếp.
Công thức để tính chỉ số OCF theo phương pháp gián tiếp sẽ là:
OCF = Lợi nhuận trước thuế và lãi + Khấu hao – Thuế
Tầm quan trọng của OCF
Trong mọi hoạt động hay mô hình kinh doanh lớn, nhỏ, dòng tiền là yếu tố quan trọng để công ty đưa ra quyết định bước tiến tiếp theo cho đơn vị của mình. Từ phân tích dòng tiền bạn biết được có nên mở rộng công ty hay không, phát triển sản phẩm mới hay nên thu mua lại cổ phiếu…
OCF được nhiều nhà đầu tư quan tâm và luôn đánh giá cao về vai trò chúng mang lại với công ty. Có thể nói OCF được chú ý nhiều hơn so với các chỉ tiêu tài chính khác trong doanh nghiệp hơn cả lợi nhuận. Các yếu tố chính như chi phí, tối ưu hóa doanh thu, hiệu quả kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền.
Qua báo cáo tài chính, nếu dòng tiền âm nhất là OCF âm buộc doanh nghiệp cần bán cổ phiếu mới kéo theo cổ phiếu bị giảm giá trị hay tăng tiền vay vốn kinh doanh. Đây chính là nguy cơ mang nhiều rủi ro kinh doanh khiến giá cổ phiếu đi xuống.
OCF âm không thể khẳng định đây là thời điểm khó khăn với doanh nghiệp của bạn.Cụ thể như doanh nghiệp đang đầu tư thêm tiền cho việc xây nhà máy, phát triển mô hình hoặc mở rộng kinh doanh từ đó nguồn tiền sinh ra nhiều hơn. Tuy nhiên OCF âm do hoạt động kinh doanh gây ra nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp của bạn.
Các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến doanh nghiệp đạt OCF ngưỡng cao, tăng trưởng tốt tuy nhiên giá cổ phiếu thấp.
Minh Đức
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|