Vĩ mô cải thiện, chứng khoán tích cực
Theo Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư DNSE - ông Hồ Sỹ Hòa, vĩ mô đang có nhiều tích cực như xuất khẩu hồi phục, FDI tăng trưởng tốt, GDP tăng 5,66% trong quý 1. Điểm sáng là khu vực tiêu dùng đã tăng trưởng tốt trở lại và đóng góp trên 50% tăng trưởng GDP quý 1.
Với những số liệu tích cực về mặt vĩ mô nhưng ngay trong đầu tháng 4, thị trường đã thấy những áp lực của tỷ giá. Mới chỉ ngay trong các tháng đầu năm 2024, tỷ giá đã vượt ngưỡng 25.000 vào ngày 03/04, mất giá hơn 2,6%. Câu hỏi đặt ra là bối cảnh giữa tháng 9/2023 và hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới liệu còn những áp lực này không? Đâu sẽ là điểm kích hoạt áp lực tỷ giá?
Theo ông Hòa, tháng 9/2023 và tháng 3/2023 có nhiều điểm giống. Đầu tiên là áp lực từ DXY tăng 8% từ tháng 7 tới tháng 9, DXY nửa đầu quý 1/2024 cũng tăng nhưng không mạnh bằng.
Lãi suất tháng 9/2023 thấp khiến chênh lệch lãi suất với nước ngoài lớn. Lãi suất trong nước thấp vào tháng 1 nhưng thị trường chứng khoán vẫn rất hưng phấn.
Theo chuyên gia DNSE, quý 1, thặng dư thương mại cao nhưng có vẻ tiền không quay lại Việt Nam. Thị trường gặp 3 áp lực là DXY, lãi suất liên ngân hàng thấp và tiền USD không về. Ba yếu tố này kết hợp với đà tăng VN-Index đã tăng mạnh khiến thị trường kích hoạt đợt bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Đưa ra góc nhìn toàn diện về thị trường, ông Nguyễn Tuấn Anh - Founder Finpeace nhìn nhận thị trường chứng khoán đang có xu hướng rất tích cực.
"Đà tăng của VN-Index cũng như việc leo lên độ cao, càng cao nhà đầu tư càng sợ. Đó là cảm giác của những người mới chưa chuyên nghiệp, với người trading lâu năm thì thị trường càng tăng càng củng cố câu chuyện tích cực. Nhà đầu tư nên yên tâm nắm giữ cổ phiếu như loại tài sản cố định chứ không nên bán tháo", ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.
Livestream chủ đề Năm rồng gồng lãi - Tiềm năng sinh lời từ câu chuyện thị trường do Chứng khoán DNSE tổ chức |
Tìm dấu vết "siêu cổ phiếu"
Trong pha uptrend của thị trường, để tìm ra dấu vết "siêu cổ phiếu", các chuyên gia đưa ra một vài tín hiệu nhà đầu tư cần quan tâm (1) cổ phiếu có vốn hoá vừa và nhỏ có khả năng cải thiện về giá, (2) doanh nghiệp có sự cải thiện về nền tảng FA, (3) lãnh đạo có tâm và quan tâm đến lợi ích cổ đông, (4) cổ đông lớn, tổ chức, lãnh đạo chiếm đa số trong cơ cấu cổ đông, (5) định giá cổ phiếu.
Sau khi tìm ra "siêu cổ phiếu", việc kiên định nắm giữ không để "mất hàng" cũng rất quan trọng. Thực tế, VN-Index vượt đỉnh tháng 9/2022 lên mức đỉnh cao nhất trong 19 tháng. Những cổ phiếu vượt đỉnh tháng 9 với thanh khoản lớn sau đó thanh khoản lại giảm dần cho thấy nhà đầu tư đang "găm hàng". Theo ông Tuấn Anh, nếu năm ngoái chiến thuật phòng thủ cần ưu tiên thì năm nay chiến thuật tấn công cần được chú trọng.
"Nếu danh mục trước đó chia 3-5 phần, thì khi thị trường vào pha tăng trưởng cần chia nhỏ danh mục hơn. Tôi cho rằng danh mục nên chia thành 20 phần và rải đều tiền vào các cổ phiếu. Biên tăng nhỏ không khiến mình cảm thấy áp lực và có thể yên tâm nắm giữ "siêu cổ phiếu". Mặt khác, nếu chưa chạm đến mức lỗ nặng thì nhà đầu tư vẫn nên "hold to die"", chuyên gia Finpeace cho biết.
Bàn về nhóm ngành tiềm năng trong thời gian tới, ông Hồ Sỹ Hoà cho rằng ngành điện, đặc biệt là nhiệt điện và điện khí sẽ được hưởng lợi nhờ đỉnh điểm của El Nino. Bên cạnh đó, ngành bất động sản KCN cũng dự báo tích cực nhờ xu hướng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tiếp diễn. Bên cạnh đó, ngành bất động sản KCN cũng dự báo tích cực nhờ xu hướng FDI tăng trưởng mạnh ở nhiều tỉnh thành sẽ là chất xúc tác để bất động sản khu công nghiệp có chuyển động tích cực.
Bà Đỗ Hồng Vân - Trưởng phòng Phân tích FiinGroup cho rằng nhóm bất động sản, dầu khí, xây dựng là những nhóm có cơ hội trong ngắn hạn. Xét về dài hạn, ngân hàng sẽ là tâm điểm trong năm 2024. Dù trong ngắn hạn nhóm ngân hàng đang chững lại, nhưng khi KQKD quý 1 của một số ngân hàng lớn và triển vọng kinh doanh cả năm được công bố, nhà đầu tư sẽ "tái định giá" lại nhóm cổ phiếu này.
Tựu chung lại, bà Nguyễn Ngọc Linh - Giám đốc Tự doanh DNSE cho biết thị trường đã đi qua giai đoạn bĩ cực và đang trong xu hướng rất tích cực. Vĩ mô đang cải thiện, động thái của khối ngoại không quá đáng ngại, câu chuyện nâng hạng vẫn ở phía trước sẽ là nền tảng vững chắc cho thị trường bứt phá trong thời gian tới.
Nhận định chứng khoán phiên 15/4: Hứa hẹn vượt cản cứng 1.300 điểm Sau phiên cuối tuần qua hồi phục tốt, thị trường chứng khoán các phiên tới được dự báo tích cực, thậm chí có khả năng ... |
Cổ phiếu tiềm năng phiên 15/4: PHR, VCB, GVR Trong tuần giao dịch tơi,s các cổ phiếu PHR, VCB, GVR được công ty chứng khoán kỳ vọng sẽ sớm bứt phá trở lại. |
Thanh khoản "nghỉ ngơi" chờ thông tin mới Với việc thanh khoản có dấu hiệu sụt giảm, giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán đang trong vùng trống thông tin, dẫn ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|