Tiêu tốn gần 300 triệu USD để thâu tóm Phúc Long từ ông Lâm Bội Minh, Masan nhận về những gì?

(Banker.vn) Thương vụ Masan mua lại Phúc Long của doanh nhân Lâm Bội Minh là sự kiện M&A được chú ý nhất trong năm qua. Theo công bố, Masan đã phải thanh toán khoảng gần 300 triệu USD để sở hữu 85% cổ phần của Phúc Long.
Tiêu tốn gần 300 triệu USD để thâu tóm Phúc Long từ ông Lâm Bội Minh, Masan nhận về những gì?

Tháng 5/2021, ông Lâm Bội Minh và hai cộng sự đã bắt tay thành lập pháp nhân Công ty CP Phúc Long Heritage (Phúc Long Heritage) với quy mô vốn điều lệ 260 tỷ đồng - chủ sở hữu thương hiệu trà sữa Phúc Long.

Thương hiệu trà, cà phê nổi tiếng Phúc Long được thành lập năm 1968 bởi ông Lâm Bội Minh (SN 1946). Đây là một đại gia vô cùng kín tiếng với truyền thông, cho đến hiện tại, rất hiếm có một bức hình nào của ông xuất hiện trên đại chúng.

Ra đời từ cuối những năm 1960, song phải tới năm 2012, Phúc Long mới chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống và trở thành một hiện tượng đáng chú ý trên thị trường.

Tháng 5/2021, ông Lâm Bội Minh và hai cộng sự đã bắt tay thành lập pháp nhân Công ty CP Phúc Long Heritage (Phúc Long Heritage) với quy mô vốn điều lệ 260 tỷ đồng - chủ sở hữu thương hiệu trà sữa Phúc Long.

Lọt vào mắt xanh của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Phúc Long của ông Lâm Bội Minh nhanh chóng trở thành mục tiêu M&A mới của Masan. Và sau khi hai tìm được tiếng nói chung, bản hợp đồng bán vốn Phúc Long cho Masan được thực hiện, với số tiền lên đến 280 triệu USD, tương đương hơn 6.400 tỷ đồng.

Thương vụ được chia làm 3 đợt. Đợt đầu tiên vào cuối thán 5/2021, khi đó Masan bỏ ra 15 triệu USD mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage, tương đương mức định giá chuỗi cà phê, trà sữa này ở mức 75 triệu USD.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2022, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cho biết đã mua thêm 31% cổ phần của chuỗi cà phê, trà sữa Phúc Long với giá 110 triệu USD.

Sau giao dịch, Masan sở hữu 51% cổ phần Phúc Long Heritage, chính thức trở thành công ty mẹ của thương hiệu trà sữa lâu đời tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc hợp nhất kết quả kinh doanh của hệ thống này vào báo cáo tài chính của tập đoàn.

Đợt cuối cùng vào tháng 8/2022, Masan thông qua công ty con The Sherpa đã tiến hành mua thêm 34% cổ phần Phúc Long Heritage với giá khoảng 153 triệu USD, tương ứng 3.600 tỷ đồng. Từ đó, tỷ lệ nắm giữ của Masan tại đây tăng từ 51% lên 85%.

Dẫu chi ra số tiền không nhỏ, song trong năm đầu tiên gia nhập Masan, Phúc Long Heritage đã không hiện thực hóa các mục tiêu do tập đoàn mẹ đề ra. Doanh nghiệp chỉ đứng thứ hai về doanh thu trong chuỗi cà phê, trà nội địa của tập đoàn, và bỏ ngỏ kế hoạch mở rộng 1.000 ki-ốt như kỳ vọng ban đầu.

Năm 2022, theo số liệu từ Masan, Phúc Long Heritage ghi nhận doanh thu 1.579 tỷ đồng; lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 195 tỷ đồng, khá khiêm tốn so với các đối thủ cùng ngành khác, và không đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh hợp nhất toàn tập đoàn.

Tuy nhiên, so với năm 2021, các chỉ tiêu kinh doanh của Phúc Long Heritage đã tăng trưởng đáng kể, cho thấy sự mát tay của Masan trong hoạt động điều hành, cấu trúc đơn vị thành viên.

Về cơ cấu cửa hàng, nhóm cửa hàng flagship của Phúc Long Heritage hoạt động hiệu quả hơn so với hệ thống ki-ốt và cửa hàng mini.

Trong khi đó, Masan định vị chiến lược xây dựng mô hình ki-ốt Phúc Long tích hợp trong các siêu thị WinMart, WinMart+ sẽ là lực đẩy giúp hãng trà sữa Phúc Long nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường F&B. Phúc Long có thể dựa vào việc tiết kiệm các chi phí thuê mặt bằng thông qua chuỗi siêu thị WinMart để len lỏi vào các tỉnh thành trên cả nước.

Thực tế, sau hơn 1 năm tích hợp vào hệ thống siêu thị của Masan, gần 1.000 ki-ốt Phúc Long đã xuất hiện ở những thị trường tiềm năng ngoài 2 thành phố trọng điểm là TP.HCM và Hà Nội, chẳng hạn như Hải Dương (20 ki-ốt), Hải Phòng (14 ki-ốt), Hưng Yên (29 ki-ốt)...

Tuy nhiên, sau khi nhận diện được các ki-ốt dù tăng về số lượng, nhưng chất lượng không tương xứng, Masan đang có động thái siết lại mô hình tích hợp này. Tập đoàn đã chấp nhận tiêu tốn 42 tỷ đồng chi phí (tính đến hết quý I/2023) để đóng cửa một số các ki-ốt hoạt động kém hiệu quả.

Đó là những vấn đề nảy sinh trong kế hoạch đưa Phúc Long trở thành thương hiệu trà và cà phê số 1 Việt Nam, hướng đến mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế. Tập đoàn vẫn đang nỗ lực để giải quyết và tìm ra cách tăng khả năng sinh lợi cho Phúc Long.

Techcombank “bơm” thêm 350 tỷ đồng giúp Phúc Long mở rộng kinh doanh

Techcombank đã phê duyệt cấp khoản tín dụng 350 tỷ đồng cho Công ty CP Phúc Long Heritage nhằm tài trợ chi phí đầu tư ...

Phúc Long Heritage sắp tiếp nhận khoản cấp tín dụng 350 tỷ đồng từ Techcombank

Động thái bơm vốn của Techcombank diễn ra trong điều kiện Phúc Long Heritage đang kinh doanh khá tốt.

Nửa đầu năm 2023, Masan tiếp tục đà tăng trưởng bền vững

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của nửa đầu năm 2023. Theo ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán