Theo đó, Chứng khoán Trí Việt bị phạt tiền 150 triệu đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng. Cụ thể, Chứng khoán Trí Việt đã cho một số khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2022.
Chứng khoán Trí Việt bị phạt tiền 150 triệu đồng. Ảnh minh họa |
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý 3/2022, Trí Việt đạt doanh thu hoạt động đạt 18,8 tỷ đồng, sụt giảm đến hơn 70% so với cùng kỳ, nguyên nhân là hầu hết các mảng hoạt động của Công ty đều ghi nhận mức giảm.
Cụ thể, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) âm 5,5 tỷ đồng, giảm gần 11 tỷ so với cùng kỳ. Lãi từ cho vay và phải thu cũng giảm 45% xuống còn 13,5 tỷ đồng trong khi doanh thu môi giới giảm đến 72% so với cùng kỳ xuống còn 8,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động của TVB giảm gần 40% so với cùng kỳ xuống 15 tỷ đồng. Chi phí tài chính đạt 3,3 tỷ đồng, giảm 35%; còn chi phí quản lý doanh nghiệp ngược lại tăng mạnh 116% lên 12,5 tỷ trong quý 3 năm nay. Kết quả, TVB lỗ ròng 6,2 tỷ đồng quý 3 trong khi cùng kỳ vẫn lãi 38,7 tỷ đồng.
Theo bản giải trình của công ty, lý do là bởi quý 3/2022, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh cùng với giá trị và khối lượng giao dịch giảm, dẫn đến các khoản đầu tư tự doanh, doanh thu phí môi giới và margin đều cùng chiều. Cụ thể, doanh thu tự doanh quý 3 giảm đi 9,2 tỷ đồng, doanh thu môi giới chứng khoán thiệt hại 22,2 tỷ so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, TVB ghi nhận doanh thu đạt 127,4 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 34,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 58% và 83% so với cùng kỳ.
Nguồn: BCTC quý 3/2022 của TVB |
Thời điểm 30/9, quy mô danh mục tự doanh của TVB đã giảm mạnh hơn 400 tỷ đồng so với cuối quý trước, xuống còn hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hợp lý của khoản FVTPL đã giảm mạnh từ 241 tỷ đồng xuống dưới 19 tỷ đồng trong đó trái phiếu niêm yết chiếm gần 15 tỷ đồng. Ngoài MBB, CTCK này gần như đã bán sạch toàn bộ các cổ phiếu khác trong danh mục FVTPL như MWG, TCB.
Khoản AFS cũng bị thu hẹp giá trị khi TVB bán bớt FPT và bán hết PVT trong quý 3. Đáng chú ý, TVB vẫn đang "gồng lỗ" với HPG dù khoản đầu tư này hiện đã âm đến gần 91 tỷ đồng, tương ứng 46%. Cần phải lưu ý rằng, các khoản lãi/lỗ tạm tính trong danh mục AFS chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh và chỉ được ghi nhận khi CTCK bán hoặc chuyển sang FVTPL. Nếu khoản đầu tư này được ghi nhận, số lỗ của TVB có thể còn sâu hơn nhiều.
Chiều ngược lại, các khoản cho vay và phải thu của TVB đã tăng đáng kể từ gần 264 tỷ đồng cuối quý trước lên 552 tỷ đồng tại thời điểm 30/9. Trong đó, cho vay ký quỹ (margin) chiếm phần lớn với giá trị gần 527 tỷ đồng, tăng 300 tỷ trong quý 3 vừa qua.
Theo báo cáo tài chính vừa được công bố của Chứng khoán Trí Việt đã cho biết thu nhập trong quý 3 của hội đồng quản trị và ban giám đốc.
Cụ thể, thu nhập của ông Bùi Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Trí Việt là hơn 1,4 tỷ đồng. Ông Bùi Minh Tuấn sinh năm 1982 được bổ nhiệm làm chủ tịch của Chứng khoán Trí Việt đầu tháng 7 thay cho ông Phạm Thanh Tùng.
Ông Bùi Minh Tuấn từng làm qua nhiều vị trí khác nhau tại Chứng khoán Trí Việt. Cuối tháng 6/2020, ông Bùi Minh Tuấn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (Mã: TVC), trước đó làm cố vấn. Tháng 10/2021, ông Tuấn từ nhiệm thành viên ban kiểm soát của Chứng khoán Trí Việt.
Đầu tháng 2 năm nay, ông Bùi Minh Tuấn được bổ nhiệm làm quyền tổng giám đốc của Chứng khoán Trí Việt.
Kể từ khi ông Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc của Chứng khoán Trí Việt bị bắt cuối tháng 4 liên quan cáo buộc thao túng giá cổ phiếu nhóm Louis, công ty chứng kiến sự thay đổi của nhiều vị trí trong ban lãnh đạo điều hành.
Bà Trần Thị Rồng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh TP HCM từ ngày 19/5. Thu nhập của CEO Chứng khoán Trí Việt trong quý 3 là 300 triệu đồng.
Về phần ông Phạm Thanh Tùng, thu nhập phân bổ trong quý 3 là hơn 606 triệu đồng. Hai quyền phó Tổng Giám đốc khác của Chứng khoán Trí Việt là bà Đỗ Thị Nga và ông Vũ Văn Toản có thu nhập 405 triệu đồng và 305 triệu đồng trong quý 3.
Trước khi bị bắt, ông Đỗ Đức Nam nhận lương 291,5 triệu đồng trong quý 3 năm ngoái.
Ông Phan Lê Thành Long, thành viên HĐQT độc lập có thu nhập hơn 33,3 triệu đồng. Mới đây ông Longđã có đơn xin từ nhiệm.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Hải An (HAH) "bỏ túi" gần trăm tỷ mỗi tháng, chính thức vượt 57% chỉ tiêu lợi nhuận 2022 Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022. |
Sonadezi Long Bình (SZB) chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền, tỷ lệ 12% Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu SZB giảm nhẹ 0,69% xuống mức 28.600 đồng/cổ phiếu. Khối lượng ... |
Viettel Construction (CTR): Doanh thu lập 'đỉnh' trong quý III, 9 tháng báo lãi tăng 30% so với cùng kỳ Tổng công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction, HOSE: CTR) vừa gặt hái một quý rực rỡ, với doanh thu thuần quý III đạt ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|