Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

(Banker.vn) Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua (11/4) với 22 trên tổng số 31 mặt hàng giảm giá.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/4: Dòng tiền đầu tư hàng hóa đổ về thị trường nông sản Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Lực bán chiếm ưu thế trên cả 4 nhóm mặt hàng kéo chỉ số MXV-Index đảo chiều sụt giảm 0,6% xuống còn 2.302 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 7.100 tỷ đồng.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa

Thị trường nông sản đỏ lửa

Nhóm nông sản chốt ngày hôm qua với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Thị trường đón nhận loạt báo cáo quan trọng vào phiên tối. Đây cũng là yếu tố chính dẫn đến các mức giảm của giá nông sản trong ngày hôm qua.

Mặc dù khởi sắc trong phiên sáng, nhưng giá ngô nhanh chóng quay đầu suy yếu trong phiên tối khi các báo cáo Bán hàng Xuất khẩu (Export Sales) và Ước tính Cung cầu Nông sản Thế giới (WASDE) tháng 4 được công bố. Với việc phần lớn các số liệu báo cáo mang tính gây sức ép, giá ngô kết thúc ngày hôm qua với mức giảm lên tới 1,27%.

Xét về nguồn cung, tại Argentina, Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) trong báo cáo tuần này đã hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2023-2024 của Argentina xuống còn 50,5 triệu tấn, giảm 6,5 triệu tấn so với ước tính trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do rầy nâu mang mầm bệnh hoành hành khiến năng suất bị thiệt hại. Điều này đã dấy lên lo ngại về triển vọng mùa vụ tại Argentina và hỗ trợ giá ngô trong phiên sáng.

Trong khi đó về nhu cầu tiêu thụ, theo báo cáo Export Sales được phát hành tối qua, USDA cho biết khối lượng bán hàng ngô niên vụ 2023-2024 của Mỹ trong tuần 29/3 - 4/4 đạt 325.479 tấn, giảm 65,7% so với tuần trước đó và nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường. Điều này phản ánh nhu cầu quốc tế đối với ngô Mỹ giảm mạnh, và gây áp lực lên giá.

Đối với báo cáo WASDE, triển vọng xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn như Brazil và Argentina vẫn được USDA duy trì bất chất tình hình mùa vụ tiêu cực thời gian gần đây. Tại Mỹ, tuy tồn kho cuối niên vụ 2023-2024 bị cắt giảm 50 triệu giạ so với báo cáo tháng 3 xuống còn 2,122 tỷ giạ, nhưng vẫn cao hơn mức kỳ vọng của thị trường là 2,102 tỷ giạ. Điều này cũng góp phần gây sức ép lên giá.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa
Bảng giá Nông sản

Trong diễn biến đáng chú ý khác, giá lúa mì cũng giảm 1,21%. Áp lực chính đối với giá đến từ số liệu trong báo cáo WASDE tháng 4. Đà giảm của giá lúa mì chỉ được kìm hãm khi giá tiến sát vùng hỗ trợ 200 USD/tấn.

USDA dự báo, tồn kho lúa mì cuối niên vụ 2023-2024 của Mỹ sẽ đạt 698 triệu giạ, tăng so với mức 673 triệu giạ trong báo cáo tháng 3, đồng thời cũng cao hơn mức 690 triệu giạ dự đoán trung bình của giới phân tích. Sự gia tăng tồn kho lúa mì của Mỹ chủ yếu do nhu cầu nội địa thấp hơn. Trong bối cảnh xuất khẩu lúa mì của Mỹ cũng đang ảm đạm, điều này đã gây sức ép lớn lên giá.

Giá một số hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa
Bảng giá kim loại
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa
Bảng giá năng lượng
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/4: Chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu, thị trường nông sản đỏ lửa
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục