Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển

(Banker.vn) Không chỉ được ủng hộ bởi môi trường vĩ mô tươi sáng, thị trường chứng khoán đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất khi kênh đầu tư bất động sản trầm lắng, kênh đầu tư vàng diễn biến khó lường và kênh tiết kiệm không còn là ưu tiên hàng đầu với người dân.

Ngày 27/9, tại trụ sở Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - HOSE, Tạp chí Điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã tổ chức buổi Tọa đàm "Thị trường hồi phục - Cơ hội mới cho doanh nghiệp" với mục đích tạo diễn đàn thảo luận, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và giới đầu tư trước những vấn đề nóng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Các diễn giả góp mặt trong buổi tọa đàm là đại diện các cơ quan nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Việt Nam, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam - VASB và các chuyên gia kinh tế, các quỹ đầu tư, trường đại học, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết trên sàn, nhà đầu tư và cơ quan báo chí khắp cả nước.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Viết Việt, Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam bày tỏ: "Với những chủ đề thiết thực, nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, chúng tôi hy vọng buổi tọa đàm hôm nay sẽ đem lại thông tin hữu ích cho công chúng.

Thành công của buổi tọa đàm sẽ là dấu ấn của Tạp chí Điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, của tất cả các đại biểu tham dự, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam".

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
Ông Nguyễn Viết Việt, Tổng biên tập Tạp chí Điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

Môi trường vĩ mô tươi sáng

Buổi tọa đàm được chia làm 2 phiên thảo luận chính, trong đó phiên 1 tập trung vào chủ đề "Thị trường chứng khoán Việt Nam - Động lực phục hồi và phát triển" do TS. Nghiêm Quý Hào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Ứng dụng – Đại học Tôn Đức Thắng điều hành.

Bên cạnh đó là các diễn giả tham gia như: ông Bùi Nguyên Khoa - đại diện CLB Phân tích VASB, TS. Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Nguyễn Hồng Điệp - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ViCK và bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán VIG.

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
Các diễn giả tham dự phiên thảo luận đầu tiên.

Mở đầu nội dung tọa đàm, ông Bùi Nguyên Khoa - đại diện CLB Phân tích VASB đã giới thiệu khái quát tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng đã qua của năm 2023, thông qua báo cáo tổng quan vô cùng chi tiết và đặc sắc, đề cập đến những thông tin đáng chú ý như: chỉ số VN-Index đang có hiệu suất tăng trưởng ấn tượng; thanh khoản thị trường liên tục bùng nổ với mức bình quân 20.000 tỷ đồng/phiên - tính riêng trong tháng 8/2023, tương đương giai đoạn đỉnh cao của thị trường chứng khoán năm 2021...

Bức tranh rực sáng này đem đến kỳ vọng lớn cho các nhà đầu tư, họ hoàn toàn có thể tin vào một thị trường chứng khoán thăng hoa trong giai đoạn cuối năm 2023.

Không chỉ vậy, các yếu tố vĩ mô cũng đang phát đi tín hiệu tích cực, chẳng hạn như lạm phát đang giảm, các chính sách giảm lãi suất được thực hiện quyết liệt tạo điều tốt cho doanh nghiệp và người dân vay vốn...

Ông Bùi Nguyên Khoa tin rằng sẽ có thêm đợt hạ lãi suất tiếp theo trong năm 2023 và đó là động lực hỗ trợ chỉ số VN-Index tăng mạnh lên khi sức hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm giảm bớt.

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
Ông Bùi Nguyên Khoa - đại diện CLB Phân tích VASB

Không phủ nhận sự lạc quan của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, song ở góc độ thận trọng, TS. Nghiêm Quý Hào - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Ứng dụng - Đại học Tôn Đức Thắng chỉ ra những thách thức lớn đang hiện hữu như tốc độ tăng trưởng GDP khá thấp, sức mua của người dân còn yếu, doanh nghiệp đối mặt mối lo giải quyết hàng tồn kho khi đầu ra hẹp lại...

Dòng tiền ngân hàng cũng tỏ ra hạn chế khi đang có khoảng 1 triệu tỷ đồng "khẩu phần" tín dụng chờ bơm vào nền kinh tế, tương đương toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tính đến hết tháng 8/2023.

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
TS. Nghiêm Quý Hào - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Ứng dụng - Đại học Tôn Đức Thắng

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VIG cho rằng những thách thức này đang làm chậm tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giữa bối cảnh đó vẫn chứng kiến những mã cổ phiếu liên tục tăng giá, thậm chí tăng nhiều lần. Bà Hằng đánh giá đây là rủi ro nhà đầu tư cần hết sức lưu ý vì sức tăng trưởng kinh doanh sẽ khó theo kịp sức tăng của cổ phiếu.

Thế nhưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VIG có cái nhìn tích cực về thị trường chứng khoán trong dài hạn, bà mong rằng thị trường sẽ phát triển theo đúng kế hoạch đã được đề ra. Bổ trợ cho quan điểm, bà thông tin thêm một số tín hiệu tốt như hoạt động xuất nhập khẩu từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 đang được cải thiện; tỷ lệ đầu tư công đạt 43% và đang tăng tốc ở cuối năm, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên mức 6%/năm.

"Nhìn chung, trong tương lai, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất, khi thị trường bất động sản đang tiếp tục chờ nhịp hồi phục, tình trạng thiếu dòng vốn đầu tư chưa được giải tỏa, cấu trúc sản phẩm còn nhiều dự án dở dang, đầu ra sản phẩm chưa có sự lưu thông ổn định.

Kênh đầu tư khác như vàng thì tính thanh khoản không cao và biến động về giá khó lường. Kênh tiết kiệm vốn được xem là kênh đầu tư an toàn nhất nhưng đã kém hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp, nhà đầu tư không còn mấy mặn mà.

Và tất cả những điều đó đã và đang góp phần giúp thị trường chứng khoán sôi động, thu hút sự quan tâm ngày một lớn từ các nhà đầu tư", Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VIG nêu quan điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
Bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VIG

Khó có kịch bản xấu

Cùng với môi trường vĩ mô tươi sáng, việc số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong thời gian qua cũng đang ủng hộ thị trường rất nhiều. Song, giống như nhiều nhà đầu tư khác đang băn khoăn, TS. Nghiêm Quý Hào đặt vấn đề: liệu những yếu tố này có đáng tin cậy hay không?

Trước câu hỏi của người điều hành tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Điệp - Tổng giám đốc Công ty ViCK viện dẫn thị trường chứng khoán là kênh đầu tư luôn biến động, để có thể dự đoán xu hướng phát triển cần xem xét nhiều hơn các yếu tố cấu thành thị trường, không chỉ là chính sách vĩ mô, mà còn là nội tại doanh nghiệp và dòng tiền (thanh khoản).

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
Ông Nguyễn Hồng Điệp - Tổng giám đốc Công ty ViCK

Trong đó, như đã biết, chính sách vĩ mô đang phát huy vai trò ổn định nền kinh tế và dòng tiền thì đang đổ dồn về thị trường chứng khoán, thể hiện qua tổng số tài khoản chứng khoán đã tăng lên 8 triệu vào tháng 8/2023, và sẽ chưa dừng lại khi Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến 2030, cứ 10 người sẽ có 1 người sở hữu tài khoản chứng khoán (10% dân số). Tựu chung, đa số đại lượng cốt lõi đang ủng hộ kênh đầu tư chứng khoán.

Trong những tháng cuối năm nay, với đặc thù của thị trường chứng khoán là biến động mạnh và không sợ sự gãy đổ, những ảnh hưởng của chu kỳ thắt chặt tiền tệ thế giới dù được dự báo lan tỏa tới Việt Nam nhưng sẽ khó làm đảo chiều thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023: Thể hiện xu hướng tích cực, còn nhiều dư địa phát triển
TS. Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP.HCM

Liên quan đến tỷ giá và lãi suất, TS. Nguyễn Hữu Huân chỉ ra rằng, hiện lãi suất tiền đồng đang thấp hơn lãi suất USD, đồng thời, tiền đang dư thừa ở thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng).

"Hệ thống ngân hàng đang dư tiền như 1 chai nước đầy mà không thể chảy ra nền kinh tế. Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay do không đáp ứng đủ điều kiện vay và cầu vay vốn trong nước yếu", ông Huân cho hay.

Giai đoạn trước đó, chính sách giảm lãi suất đã đẩy vốn vào ngân hàng thương mại (NHTM) nhưng lại không đẩy vào nền kinh tế. Lãi suất liên ngân hàng giảm thấp dẫn tới tình trạng NHTM phải tìm cách để tìm cách tìm kiếm lợi nhuận đầu cơ vào USD và lướt sóng tỷ giá. Điều đó đã tạo ra áp lực tỷ giá tăng.

Từ đó, NHNN buộc phải rút tiền từ hệ thống ngân hàng. Đây là động thái hợp lý giúp giảm dư thừa thanh khoản ở hệ thống ngân hàng và giảm áp lực tỷ giá. Động thái này còn tiếp tục cho tới khi tỷ giá ổn định. Lãi suất liên ngân hàng theo đó sẽ tăng trở lại.

Tuy vậy, TS. Nguyễn Hữu Huân nhận định điều này chưa hẳn tác động tới thị trường chứng khoán, mà phần lớn do nhà đầu tư phản ứng theo yếu tố tâm lý nhiều hơn.

Theo ông Huân, chính sách tiền tệ đảo chiều có xác suất thấp. Bởi lẽ, mục tiêu tăng GDP năm nay khó đạt được. Lãi suất phải ở mức 6 - 6,5%. Điều hành chính sách phải luôn đánh đổi giữa tăng trưởng và sự ổn định. Hiện tại, chính sách cần đánh đổi 1 chút về sự ổn định về có thể giữ được đà tăng trưởng.

[Trực tiếp] Tọa đàm: “Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán”

Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ ...

Việc cần làm ngay là tháo gỡ khó khăn thể chế cho doanh nghiệp Nhà nước

Đại diện các bộ, ngành đều nhất trí việc cần làm ngay bây giờ để giảm bớt khó khăn cho khối doanh nghiệp Nhà nước ...

Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp bứt tốc

Dự báo bối cảnh thị trường nửa cuối năm 2023 chưa thực sự thuận lợi, Cục Công nghiệp xây dựng nhiều giải pháp giúp sản ...

Nhóm PV

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán