Thị trường chứng khoán điều chỉnh sau kỳ nghỉ Tết, nhóm dầu khí, hóa chất ngược dòng

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam mở sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với phiên giảm mạnh, VN-Index mất 12,02 điểm xuống 1.253,03 điểm. Nhóm công nghệ và ngân hàng lao dốc, trong khi dầu khí, hóa chất, xây dựng và vật liệu duy trì đà tăng.

Bước vào phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam có khởi đầu không như kỳ vọng khi các chỉ số đồng loạt điều chỉnh. Dù tâm lý nhà đầu tư thường tích cực trong những phiên đầu năm mới, nhưng áp lực chốt lời và sự thận trọng đã khiến VN-Index đóng cửa giảm 12,02 điểm (-0,95%) xuống 1.253,03 điểm, với khối lượng giao dịch đạt 547 triệu cổ phiếu, tương đương 13.963 tỷ đồng.

VN30 cũng chứng kiến mức giảm 22,13 điểm (-1,65%), đóng cửa tại 1.315,46 điểm. Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt trong rổ VN30 với thanh khoản đạt 7.447 tỷ đồng, cho thấy nhà đầu tư vẫn duy trì sự quan tâm đến các cổ phiếu bluechip.

Diễn biến các chỉ số phiên 3/2
Diễn biến các chỉ số phiên 3/2

Ngược lại, HNX-Index tăng nhẹ 0,48 điểm (+0,21%) lên 223,49 điểm, trong khi UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,22%) đạt 94,51 điểm.

Trong phiên, những mã cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index bao gồm GVR (+1,56%, đóng góp 0,44 điểm), HVN (+2,79%, đóng góp 0,41 điểm), BSR (+1,97%, 0,31 điểm), GEE (+6,92%, 0,19 điểm) và BCM (+1,01%, 0,18 điểm).

Thị trường chứng khoán điều chỉnh sau kỳ nghỉ Tết, nhóm dầu khí, hóa chất ngược dòng

Ngược lại, các mã cổ phiếu giảm mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số gồm FPT (-5,15%, -2,66 điểm), VCB (-1,08%, -1,33 điểm), BID (-1,5%, -0,98 điểm), TCB (-2,02%, -0,84 điểm) và VNM (-2,73%, -0,83 điểm).

Nhóm ngành công nghệ thông tin chịu áp lực điều chỉnh mạnh -4,92%, với FPT mất -5,15%, ICT giảm 5,5% và CMG giảm -4,88%. Trong khi ELC, SAM, POT mất hơn 1% mỗi mã. Nhóm ngành viễn thông cũng giảm mạnh với mức giảm -3,64%, trong đó FOX giảm -8,64%, TTN mất -9,64%, MFS và ABC mất hơn 10% mỗi mã.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng giảm -1,17%, với TCB (-2,02%), VPB (-2,12%) và LPB (-2,09%) nằm trong số các mã chịu áp lực bán mạnh. Ngược lại, BVB ngược dòng tăng mạnh 8% với thanh khoản gần 6 triệu đơn vị, SHB và CTG cũng duy trì được sắc xanh. Bất động sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi giảm -0,46%, đáng chú ý là DIG (-1,41%), DXG (-1,3%), VRE (-1,5%), VHM (-1,3%), NVL (-0,3%) và NLG (-4,25%), trong khi KBC và IJC lần lượt tăng +1,38% và +2,57%.

Dịch vụ tài chính mất -0,95%, với VND (-3,33%), SSI (-1,78%), VIX (-0,5%), HCM (-0,7%), ORS (-1,4%), trong khi SHS và VCI có mức tăng khiêm tốn chưa đến 1%.

Ngược lại, nhóm hóa chất ghi nhận mức tăng +0,71%, dẫn đầu bởi CSV (+1,9%), DPM (+1,01%) và GVR (+1,56%). Tài nguyên cơ bản gần như đi ngang với mức tăng nhẹ +0,03%, trong đó NKG tăng mạnh +2,26% và VGS bứt phá +10%.

Xây dựng và vật liệu tăng +0,38%, nhờ BOT tăng trần +13,04%, BSR (+7,1%), HHV (+2,04%), VGC (+1,6%) và VCG (+2,03%). Nhóm hàng và dịch vụ công nghiệp tăng nhẹ +0,48%, nổi bật là GEX (+3,96%) và HAH (+3,42%). Nhóm dầu khí đi ngược xu hướng chung với mức tăng +0,61%, khi OIL (+2,42%) và PVD (+0,85%) ghi nhận sắc xanh tích cực.

Nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025 khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng

Năm 2025, chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi FTSE, mở ra cơ hội thu hút dòng ...

Đầu tư chứng khoán 2025: Nắm giữ lâu dài hay giao dịch ngắn hạn?

Đầu tư chứng khoán luôn là kênh sinh lời hấp dẫn, nhưng lựa chọn chiến lược phù hợp lại là bài toán không dễ. Nên ...

Chứng khoán phiên sáng 3/2: Áp lực bán dâng cao, QCG gây bất ngờ lớn

Chỉ số chính thị trường chứng khoán VN-Index giảm hơn 13 điểm về mốc 1.250 trong phiên đầu năm Ất Tỵ, chịu áp lực từ ...

Đức Anh

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục