Tháng 7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của HOSE và cũng là tháng tăng mạnh nhất trong chuỗi 3 tháng tăng điểm liên tiếp của VN-Index. Theo đó, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2023, VN-Index đạt 1.222,9 điểm, tăng 9,17% so với tháng 6/2023 và tăng 21,43% so với cuối năm 2022; VNAllshare đạt 1.206,52 điểm, tăng 10,07% so với tháng 6/2023, và tăng 24,30% so với cuối năm 2022; VN30 đạt 1.230,81 điểm, tăng 9,59% so với tháng 6/2023 và tăng 22,45% so với cuối năm 2022.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2023, VN-Index đạt 1.222,9 điểm, tăng 9,17% so với tháng 6/2023 và tăng 21,43% so với cuối năm 2022 |
Trong tháng 7, các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng, trong đó một số ngành tăng điểm cao nhất trong tháng gồm: ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 16,28%; ngành công nghệ thông tin (VNIT) tăng 14,91%; ngành bất động sản (VNREAL) tăng 14,45%... so với tháng 6/2023.
Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 7 ghi nhận khối lượng và giá trị giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt hơn 875,52 triệu cổ phiếu và 18.269 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,23% về khối lượng bình quân và tăng 8,17% về giá trị bình quân so với tháng 6/2023.
Về giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW), trong tháng 7/2023, thanh khoản của CW tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với khối lượng giao dịch bình quân phiên CW đạt khoảng 28,92 triệu CW, tương ứng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 35,8 tỷ đồng, tăng 48,56% về khối lượng bình quân và tăng 43,58% về giá trị giao dịch bình quân so với tháng 6/2023.
Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7 đạt trên 53.128 tỷ đồng, chiếm hơn 6,92% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị hơn 546 tỷ đồng.
Về quy mô thị trường trên HOSE, tính đến hết ngày 31/7/2023, có 545 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 393 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 13 mã chứng chỉ quỹ ETF và 136 mã chứng quyền có bảo đảm. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 143,36 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa đạt hơn 4,87 triệu tỷ đồng, tăng 9,11% so với tháng trước, chiếm hơn 94,24% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 51,23% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành).
Về hoạt động niêm yết và đấu giá, trong tháng 7/2023, trên HOSE có 1 mã cổ phiếu và 43 mã CW mới được niêm yết và chính thức đưa vào giao dịch.
Đến hết tháng 7/2023, nhóm cổ phiếu vốn hóa trên 1 tỷ USD của HOSE đã liên tục cải thiện và hiện đã có 43 doanh nghiệp đạt mức vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty CP Vinhomes (VHM) và Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) là ba doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD. Cả 3 cổ phiếu này đều đã đóng góp vào những nỗ lực vượt vùng 1.200 điểm của VN-Index với VCB là đầu tàu khi đã tăng 8,17% trong tháng 7. VHM cũng đã tăng tới 14,54% còn BID tăng 8,88%.
So với tháng 6, các gương mặt mới trong nhóm là KDH (+21,75%), KBC (+12,44%) và VND (+10,05%) đã có nỗ lực đi lên đáng ghi nhận. Riêng trường hợp VND còn phải vượt qua tin đồn tiêu cực ngay đầu tháng 7 khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và thanh khoản đạt mức kỷ lục.
Dù vậy, những trường hợp trên vẫn chưa là những cổ phiếu có thành tích tốt nhất trong tháng 7 của nhóm vốn hóa tỷ USD. Thay vào đó, NVL (+26,93%), MWG (+23,98%), PGV (+22,08%) mới là những cổ phiếu nổi trội nhất.
Sàn UPCOM – sức hút với sự góp mặt của các ông lớn Sức hút của UPCOM nằm ở chỗ sở hữu một số doanh nghiệp tiềm năng, có thể trở thành ngôi sao trong tương lai. Đầu ... |
Sau 23 năm, Chứng khoán Việt Nam có 7,2% dân số tham gia, kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế Phiên giao dịch ngày 28/7 đánh dấu cột mốc 23 năm giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Từ 2 cổ ... |
HOSE nhắc nhở loạt công ty chưa nộp báo cáo tài chính quý 2 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính quý 2/2023 đến các Công ty niêm yết... |
Khánh Vân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|