Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu "bay" qua sông, quay dưới giếng

(Banker.vn) Hàng chục trai tráng dầm mình dưới nước để khiêng, rước kiệu tại lễ hội chùa Phượng Vũ (Thái Bình), mùng 9 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thái Bình: Top những địa điểm du xuân và đi lễ nhất định phải đến Thái Bình: Biển người đổ về lễ hội chùa Keo mùa xuân 2024 Sau năm 2030, Thái Bình dự kiến sẽ có sân bay, tuyến đường sắt và phân tách thành 3 vùng phát triển

Ngày 18/2 (mùng 9 tháng Giêng), lễ hội đền, chùa Phượng Vũ (thôn Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) khai mạc với sự tham dự của hàng nghìn du khách thập phương.

Chùa Phượng Vũ là nơi thờ Đức Thánh Từ Đạo Hạnh, một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có tài cao, chí lớn và có nhiều công lao trong việc dạy nhân dân việc trồng cấy. Chùa Phượng Vũ được xây dựng cách đây khoảng 900 năm. Đến năm 1993, chùa được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa.

Người xưa có câu "Rước kiệu mùng chín tháng Giêng/Kiệu quay sông nước ngả nghiêng đất trời" để nhắc về lễ hội chùa Phượng Vũ. Điểm nhấn của lễ hội là màn rước kiệu. Kiệu Song Loan, Long Đình và kiệu lễ sẽ lần lượt được rước qua sông, ao, miếu...

Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Điểm nhấn của hội này là nghi thức rước kiệu đi dưới nước, gồm 3 kiệu là Song Loan, Long Đình và kiệu lễ vào sáng mùng 9 tháng Giêng
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Mỗi kiệu có đoàn phù giá (người khênh kiệu) gồm 8 người. Đây là trai tráng trong làng từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt thanh niên độc thân hay đàn ông đã lập gia đình
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Trước khi nghi lễ rước bắt đầu, hàng trăm người đổ về bên bờ ao gần đình chờ xem các kiệu rước lần lượt được đưa xuống nước
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Khi mới dầm mình xuống nước, một số thanh niên khiêng kiệu tỏ ra nhăn nhó vì lạnh. Đây là những người tình nguyện được gánh vác công việc rất vất vả này. Họ phải đăng ký từ nhiều tháng trước và được bốc thăm theo kiểu "thánh lựa chọn"
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Trong suốt nhiều giờ, 24 chàng trai liên tục ngâm mình dưới nước, hết xuống ao lại lội đầm bùn, sông và ruộng bằng chân đất
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Màn quay kiệu được tiếp diễn dưới sự chứng kiến của đông đảo dân làng và khách thập phương. Người cầm cờ trắng sẽ chỉ huy cả 8 người rước quay kiệu dưới nước
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Dưới làn nước lạnh các thành viên đội rước kiệu đều ướt nhẹp, tuy nhiên mọi người đều vui vẻ tham gia. Một thanh niên chia sẻ rằng dù rất mệt nhưng nếu được sẽ đăng ký tham gia vào năm sau
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Đoàn phù giá rước kiệu lội ruộng. Trai tráng đều đi chân trần
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Các con đường làng đông nghẹt du khách về trẩy hội. Kiệu đi đến đâu dòng người theo tới đó
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Chiếc kiệu xoay vòng trong lúc di chuyển tại đình làng Thọ Lộc. Trước lễ hội một ngày, trai tráng sẽ rước kiệu về đình làng Thọ Lộc, ngày hôm sau là chính hội thì lại rước kiệu từ đình ra chùa Phượng Vũ
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Trong quá trình làm lễ tại chùa, đoàn rước tiếp tục lội xuống giếng trước sân chùa rồi mới hoàn thành các thủ tục của ngày hội
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Người dân và du khách thập phương vây kín 3 chiếc kiệu
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Kiệu lễ là kiệu đầu tiên kết thúc hành trình
Thái Bình: Về lễ hội chùa Phượng Vũ xem kiệu
Lễ hội này được tổ chức hàng năm. Đây là dịp để người dân Thọ Lộc và xã Minh Khai tụ họp, cùng thành kính dâng lễ lên thánh Từ Đạo Hạnh, cầu xin các vị thánh phù hộ cho cuộc sống no đủ, bình an.

Chí Tâm - Thế Đại

Theo: Báo Công Thương