Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến cuối tháng 8, tín dụng mới chỉ tăng 5,33% so với đầu năm, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 9,9% cùng kỳ năm ngoái, cũng như còn cách khá xa so với mục tiêu 14% đề ra cho cả năm 2023. Tính đến 15/9, tín dụng toàn nền kinh tế mới chỉ đạt 5,56%.
Theo phân tích của Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), công ty này cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan hơn trong phần còn lại của năm 2023 nhờ sản xuất và xuất khẩu bắt đầu có tín hiệu phục hồi từ tháng 7 và tháng 8, đồng thời hiệu ứng từ lãi suất cho vay giảm bắt đầu kích hoạt lại nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, với diễn biến thực tế hiện nay cho thấy nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn chưa phục hồi trong năm 2023, vì vậy MBS điều chỉnh giảm tăng trưởng tín dụng năm 2023 đối với hầu hết các ngân hàng so với báo cáo được lập trước đó.
Ảnh minh họa. |
Theo các chuyên gia phân tích của MBS, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh chưa thật sự khởi sắc, các ngân hàng đều đang khá thận trọng khi cân nhắc các quyết định cho vay cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng. Do đó, những ngân hàng có chất lượng tài sản ít suy giảm hơn trong 6 tháng đầu năm có dư địa đẩy tín dụng cao hơn trong nửa cuối năm 2023.
Cùng với đó, Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/9 cho phép các ngân hàng được quyền xem xét và quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại ngân hàng khác. Điều này sẽ thúc đẩy xu hướng cạnh tranh lãi suất để thúc đẩy tín dụng, tuy nhiên sẽ không làm tăng trưởng đáng kể quy mô tín dụng của toàn ngành. Do đó, nhiều khả năng những ngân hàng có chi phí vốn tốt hơn sẽ có khả năng mạnh tay để thu hút khách hàng hơn.
Trong nửa đầu năm tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng đã diễn ra sự phân hoá khá mạnh. Vào quý II, những ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao với ngành bất động sản (BĐS) như Techcombank, HDBank có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại lần lượt 0,57% và 0,19% so với quý trước khi thị trường BĐS vẫn đang chưa hoàn toàn qua được giai đoạn khó khăn.
Trong khi đó, các nhà băng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng như ACB: tăng 5,51%; VIB: tăng 2,19% so với quý trước, cho thấy dấu hiệu hồi phục nhẹ từ nhu cầu tiêu dùng. Hai ngân hàng được cấp room tín dụng cao là MB và VPBank (khoảng 24%) cũng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao trong quý II. MB tăng 6,49% so với quý trước và VPBank tăng 5%.
Theo VNDirect, trong những tháng cuối năm, những ngân hàng có tỷ lệ cao về cho vay bán lẻ như VIB, ACB có nhiều cơ hội để cải thiện tăng trưởng tín dụng khi Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi ban đầu. Ngược lại, những ngân hàng có tỷ lệ cho vay BĐS cao có thể sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng khi Thông tư 06 (có hiệu lực từ tháng 9) sẽ giới hạn khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.
Cùng với đó, MBS cho rằng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (Ngân hàng ACB), và Ngân hàn TMCP Phương Đông (Ngân hàng OCB) sẽ là những ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng tín dụng cao trong những tháng cuối năm nay. Cụ thể:
Đối với Ngân hàng Vietcombank, dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 của ngân hàng này có thể đạt 9%, so với mức 2,7% của nửa đầu năm nay, nhờ nhu cầu tín dụng được cải thiện rõ rệt trong những tháng cuối năm.
Đồng thời, NIM của Ngân hàng Vietcombank được kỳ vọng cải thiện trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2023 khi lãi suất huy động đã đạt đỉnh trong quý 1/2023 và nhu cầu tín dụng cải thiện trong nửa cuối năm. Từ đó, đưa NIM cả năm 2023 của ngân hàng này lên mức 3,31%, tăng tới 2 điểm phần trăm so với giai đoạn nửa đầu năm 2023.
Đáng chú ý, trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng lên thì Ngân hàng Vietcombank đang có chất lượng tài sản tốt, điều này giúp ngân hàng có bộ đệm dự phòng vững chắc.
Cụ thể hơn, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Vietcombank tính đến cuối quý 2/2023 chỉ ở mức 0,83%; trong khi đó, tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR) lên tới 386%. Điều này giúp giảm bớt áp lực trích lập dự phòng đối với Ngân hàng Vietcombank trong nửa sau năm 2023, tạo ra dư địa tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng này trong thời gian tới.
Đối với Ngân hàng ACB, tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 có thể đạt 12,0%, so với mức 4,9% của nửa đầu năm nay. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng ACB hồi phục tốt khi đạt 4,9% vào cuối quý 2/2023, so với mức -0,6% của cuối quý 1/2023.
NIM của ngân hàng này kỳ vọng sẽ tiếp tục được cải thiện trong nửa cuối năm 2023. MBS dự báo NIM cả năm 2023 của Ngân hàng ACB đạt 4,18%, tăng 5 điểm cơ bản so với nửa đầu năm nay.
Đặc biệt, chất lượng tài sản của Ngân hàng ACB tiếp tục nằm trong top các ngân hàng khi không có hoạt động cho vay trái phiếu doanh nghiệp và 95% các khoản cho vay bất động sản đều có tài sản đảm bảo. Tính đến cuối quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng nằm nhóm thấp nhất toàn hệ thống.
Đối với Ngân hàng OCB, MBS dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 của ngân hàng này sẽ đạt 12,5% với kỳ vọng mảng cho vay khách hàng cá nhân sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm. NIM của ngân hàng này được dự báo sẽ đạt 4,0% trong cả năm nay.
Đồng thời, chi phí dự phòng của Ngân hàng OCB trong năm 2023 có thể giảm 5,6% với kỳ vọng ngân hàng này sẽ giảm tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ xuống còn 0,7% trong năm nay (so với mức 0,9% của năm 2022). Điều này sẽ góp phần thúc đẩy lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Ngân hàng OCB có thể tăng 33,9% so với năm 2022.
Bac A Bank phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng Ngày 25/9, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) đã thông báo chính thức chào bán sản phẩm trái phiếu phát hành ... |
Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tràng An mới đây đã thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá 4 khoản nợ của các doanh ... |
LPBank gia hạn thêm thời gian nộp tiền mua cổ phiếu phát hành Mới đây, HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) vừa quyết định gia hạn thời gian nộp tiền để thực hiện ... |
Thùy Linh (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|