Phiên giao dịch ngày 15/9/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

(Banker.vn) Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 15/9/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam - FSC

Duy trì vị thế nắm giữ đối với cổ phiếu DGC

Mức Stock Rating của DGC (CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang – sàn HOSE) ở mức 95 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, Sức mạnh giá của DGC chỉ ở mức 94 điểm cho nên đồ thị giá của DGC đang trong chu kỳ tăng trưởng mạnh nhưng chưa “nóng”.

Đồ thị giá của DGC đóng cửa tăng 7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với KLGD tăng mạnh so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Cổ phiếu này đã đạt mức sinh lời 45,25% theo khuyến nghị của FSC vào ngày 23/07/2021 (Xem chi tiết TẠI ĐÂY) cho thấy điểm mua mới không còn được thuận lợi trong ngắn hạn. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn và trung hạn nên duy trì vị thế NẮM GIỮ.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Chốt lãi khi cổ phiếu PXS tiếp cận ngưỡng 7.200 đồng/cp

Cổ phiếu PXS (CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí – sàn HOSE) vừa hình thành phiên bứt phát khỏi ngưỡng cản 6.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 6.2, chốt lãi khi cổ phiếu PXS tiếp cận ngưỡng 7.2 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 5.8.

Công ty chứng khoán VNDirect - VND

Duy trì khuyến nghị Khả quan cho cổ phiếu VRE với giá mục tiêu là 36.600 đồng/cp

Trong Quý 2/2021, doanh thu của CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) giảm 7,3% so với cùng kỳ (svck) do: 1) DT chuyển nhượng bất động sản (BDS) giảm 67,6% svck và 2) doanh thu cho thuê tăng 4,8% svck nhờ tổng diện tích sàn (GFA) của VRE tăng 3,5% svck, trong khi giá cho thuê tương đương Q2/20 khi VRE tung ra gói hỗ trợ 350 tỷ đồng cho khách thuê do đợt bùng phát Covid-19 lần 4. Chi phí tài chính giảm 23,8% svck, giúp LNR Q2/21 tăng 12,9% svck lên 388 tỷ đồng. Trong 6T21, DT và LNR của VRE tăng 12,7%/39.9% svck lên 3.737 tỷ đồng/1.168 tỷ đồng, thấp hơn dự báo của VND khi hoàn thành 32,4%/33,0% dự phóng cả năm.

Theo kế hoạch của chính quyền địa phương, thời điểm nới lỏng giãn cách xã hội tại Hà Nội là 21/9 và tại TP.HCM là 1/10, do đó VRE có thể sẽ đưa ra gói hỗ trợ bổ sung lớn hơn cho khách thuê trong nửa cuối 2021. Do đó, VND điều chỉnh giảm dự báo DT/ LN ròng năm 2021 của VRE xuống 33,4%/38,4% nhằm 1) phản ánh gói hỗ trợ bổ sung và 2) điều chỉnh giảm dự báo DT chuyển nhượng bất động sản.

Với việc vắc-xin được phổ biến rộng rãi, Việt Nam sẽ dần mở cửa kinh tế trở lại kể từ năm 2022 với trạng thái sống chung với đại dịch. Do vậy, VND dự đoán rằng sẽ không có đợt giãn cách xã hội nào được áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, đợt Covid-19 thứ 4 cũng đặt ra những thách thức ngắn hạn khiến VRE phải duy trì giá thuê không đổi trong năm 2022/23. Do đó, VND điều chỉnh doanh thu 2022/23 giảm 24,5% / 25,3% để phản ánh 1) giá thuê đi ngang trong năm 2022/23 và 2) đóng góp giảm từ mảng chuyển nhượng BDS để tập trung vào mảng cho thuê. Do đó, VND điều chỉnh LN ròng của VRE trong 2022/23 giảm 18,8%/21,5% so với báo cáo trước đây.

VND hạ giá mục tiêu 3,7% phản ánh việc giảm LN ròng năm 2022-23 cũng như việc chuyển cơ sở định giá sang Q3/2021. Tuy nhiên, VND vẫn đánh giá cao VRE nhờ tiềm năng tăng trưởng trong sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu và giàu có tại Việt Nam. Tiềm năng tăng giá đến từ tốc độ mở các trung tâm thương mại nhanh hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá do làn sóng Covid-19 nặng nề khác trong tương lai.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Tân An

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán