Chốt phiên giao dịch ngày 12/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
Tại Hà Nội:
Doji Hà Nội: 56,15 triệu đồng/lượng - 57,70 triệu đồng/lượng
SJC Hà Nội: 56,40 triệu đồng/lượng - 57,12 triệu đồng/lượng
Tại TP.HCM:
Doji TP.HCM: 56,15 triệu đồng/lượng - 57,65 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 56,40 triệu đồng/lượng - 57,13 triệu đồng/lượng.
Đêm ngày 12/8 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.746 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.749 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 12/8 thấp hơn khoảng 7,9% (149 USD/ounce) so với cuối năm 2020. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 49,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 7,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 12/8.
Giá vàng trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm sau phiên hồi phục liền trước. Một đồng USD mạnh lên cũng tác động tiêu cực tới giá vàng.
Bộ Lao động Mỹ vừa công bố chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 1% trong tháng 7. Số liệu này cao hơn so với dự báo của các nhà kinh tế, vốn ở mức tăng 0,6%.
Vàng tụt giảm giá trong lúc dòng tiền vào thị trường này suy giảm nghiêm trọng khi mà các thị trường chứng khoán thế giới không ngừng tăng điểm và thị trường tiền số sôi động trở lại với đồng Bitcoin leo lên trên ngưỡng 45.000 USD.
Chứng khoán Mỹ gần đây liên tục lập kỷ lục mới, trong khi chứng khoán châu Âu cũng ở mức sát đỉnh cao lịch sử. Mỹ vừa thông qua gói chi tiêu cơ sở hạ tầng trị giá lớn chưa từng có, trị giá 1 ngàn tỷ USD.
Vàng sẽ chịu áp lực lạm phát?
Trong trường hợp tâm lý thị trường đối với vàng vẫn còn dao động, chẳng hạn, chỉ một báo cáo việc làm cực kỳ mạnh mẽ đã làm thay đổi tâm lý thị trường. Tâm lý thị trường một lần nữa đang từ từ chuyển trở lại trạng thái nửa vời. Sự thay đổi tâm lý thị trường này đã chuyển từ cực kỳ giảm sang tăng một cách thận trọng.
Với mức lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh như hiện tại, nhiều dự báo cho rằng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ xem khả năng không tăng lãi suất. Fed có thể không cần phải tăng lãi suất để duy trì đà hồi phục bền vững của nền kinh tế. Đây là một tín hiệu tốt đối với vàng.
Vàng vẫn được coi là hàng rào chống lại lạm phát cao hơn. Nhưng nó rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, trong khi thúc đẩy đồng USD.
Trên thực tế, số liệu được công bố vào ngày 11/8 cho thấy, giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng chậm lại trong tháng 7, mặc dù vẫn ở mức cao nhất trong 13 năm qua so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Kyle Rhoda, chuyên gia phân tích tại IG Market, “Kết quả này đã làm giảm phần nào khả năng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế đà tăng nhanh của lạm phát. Tuy nhiên, xu hướng giảm giá của vàng có khả năng còn đeo bám.”
Trong khi đó, ngày càng nhiều quan chức Ngân hàng trung ương Mỹ thảo luận về cách thức và thời điểm họ nên bắt đầu giảm thu mua tài sản khổng lồ. Dù thị trường lao động phục hồi là một tiêu chí quan trọng để Fed thu hồi chương trình mua tài sản và tăng lãi suất, cơ quan này coi áp lực lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời.
Vào thời điểm hiện tại, giới đầu tư còn lo ngại về chủng Covid-19 mới đang đe dọa làm chậm sự hồi phục của kinh tế thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Minh Phương
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|