Sản xuất công nghiệp của Việt Nam hồi phục trong 9 tháng đầu năm

(Banker.vn) Tính chung 9 tháng năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý III/2023 tăng trưởng tích cực hơn, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 4,6% so với quý III/2022; trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,6% (quý I giảm 0,49%, quý II tăng 0,6%).

Tính chung 9 tháng năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,9%. Cả hai đều là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Theo Bộ Công Thương, dù các ngành sản xuất đang bước vào giai đoạn phục hồi tích cực, sản lượng và đơn hàng mới nhóm công nghiệp chế biến chế tạo đang tăng trở lại nhưng nhìn chung ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm.

Theo số liệu khảo sát của S&P Global, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 49,7 điểm trong tháng 9, giảm trở lại xuống dưới mốc 50 điểm sau khi đạt trên 50,5 điểm trong tháng 8, cho thấy các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất Việt Nam suy giảm, mặc dù mức suy giảm là nhỏ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 0,1% so với tháng 8 và tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 6,2%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm bao gồm, sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 7,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 5,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 3,6%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 37%; phân hỗn hợp NPK tăng 18,6%, thép cán tăng 7%. Trong khi đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như ô tô giảm 19%; thép thanh, thép góc giảm 14,4%; xi măng giảm 4,3%; dầu thô khai thác giảm 3,7%.

Trong một số yếu tố khác, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,7%).

Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 ước tăng 2,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 13,4%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2023 là 85,3% (bình quân 9 tháng năm 2022 là 76,4%).

Chính phủ đã và sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trong năm 2023, nhất là trong những tháng cuối năm sẽ có tác động tích cực đến phục hồi và tăng trưởng ở một số ngành như thép, vật liệu xây dựng, cơ khí.

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện năm 2023

Khung giá phát điện mới cho nhà máy nhiệt điện than từ 0 đến 1.559,70 đồng/kWh, trong khi khung giá phát điện cho nhà máy ...

Bộ Công Thương lo ngại nguồn vốn, đồng ý cho A0 nhận “tạm ứng tiền” từ EVN

Bộ Công Thương cho rằng mức vốn điều lệ phù hợp khi tách A0 thành Công ty TNHH MTV khoảng 4.296 tỷ đồng, trong đó ...

Chỉ số giáo dục "nhảy vọt", CPI tháng 9 tăng tiếp tục tăng so với tháng trước

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) tháng 9 tiếp tục "nhảy vọt" so ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục