Quân đội Nga đã thích nghi và thay đổi để giành lợi thế trên chiến trường Ukraine

(Banker.vn) Trong bài viết đăng tải trên trang tin quân sự Topwar mới đây đã giải thích việc tại sao Quân đội Nga có sự thay đổi và thích nghi về mặt trang bị, chiến thuật.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/9/2023: Sĩ quan Quân đội Nga kể về trận chiến ác liệt ở Robotine Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/9/2023: Bị thiệt hại nặng, Ukraine thay đổi chiến thuật phản công ở phía Bắc

Trong bài viết đăng tải trên trang tin quân sự Topwar mới đây đã giải thích việc tại sao Quân đội Nga đã có sự thay đổi và thích nghi về mặt trang bị và chiến thuật như thế nào trong năm 2023 để giành quyền chủ động trên chiến trường và bẻ gẫy các mũi phản công chủ lực của Ukraine suốt 3 tháng qua.

Dưới đây là một số điểm nhấn đáng chú ý trong việc sử dụng khí tài và nâng cao hiệu quả chiến đấu của Quân đội Nga từ thực tiễn chiến trường Ukraine:

Kinzhal đã được tích hợp lên máy bay tiêm kích-bom Su-34

Là một trong những loại vũ khí bội siêu thanh đầu tiên được Quân đội Nga đưa vào trang bị, ban đầu, tên lửa Kinzhal được trang bị trên máy bay tiêm kích hạng nặng sửa đổi Mig-31K. Nhưng từ thực tế hiệu quả của loại vũ khí này trên chiến trường Ukraine, Nga đã mở rộng khả năng tích hợp loại tên lửa bội siêu thanh này lên các máy bay tiêm kích-bom Su-34.

Topwar đánh giá, động thái trên của Quân đội Nga giúp tăng đáng kể hiệu quả về tần suất và tầm bắn của tên lửa Kinzhal.

“Nhiệm vụ chính của máy bay Mig-31 là tiêm kích đánh chặn hạng nặng để ngăn chặn các mục tiêu ở mọi độ cao và tốc độ. Tuy nhiên, khi sửa đổi để mang tên lửa Kinzhal, khả hoạt động của máy bay Mig-31 đã bị suy giảm đáng kể”, trích bài viết của Topwar.

Mọi bài học trên chiến trường đã được Quân đội Nga ghi nhận và thay đổi nhanh chóng để đáp ứng các mục tiêu chiến thuật, chiến lược cần thiết. Ảnh: RIA Novosti.
Mọi bài học trên chiến trường đã được Quân đội Nga ghi nhận và thay đổi nhanh chóng để đáp ứng các mục tiêu chiến thuật, chiến lược cần thiết. Ảnh: RIA Novosti.

Trong khi đó, Su-34 lại có khả năng thay thế hoàn hảo những thiếu sót trên khi nó được thiết kế là máy bay tiêm kích - bom với trọng tải và giá treo vũ khí phù hợp để mang các loại tên lửa cỡ lớn. Sự kết hợp giữa Su-34 và tên lửa Kinzhal giúp tăng đáng kể phạm vi tác chiến và các lựa chọn chiến thuật sử dụng loại vũ khí lợi hại này.

Đáng kể nhất là việc Su-34 mang theo tên lửa Kinzhal không cần phải triển khai tại các sân bay gần tiền tuyến. Nó có thể cất cánh từ các sân bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga để tạo nhiều đòn tấn công bất ngờ và hạn chế nguy cơ bị phát hiện và ngăn chặn.

Những huyền thoại xe tăng “thánh khí” của phương Tây bị bắn cháy ở Ukraine

Từ những hình ảnh từ chiến trường, ở gần làng Robotine, vùng Zaporozhye, ít nhất 2 xe tăng Challenger-2 do Anh viện trợ cho Ukraine đã bị bắn hạ.

Sự việc này một lần nữa khẳng định không có loại vũ khí bất bại nào trên chiến trường Ukraine. Những danh tiếng trước đây chỉ là lời quảng cáo và khi chúng tham chiến với đầy đủ sự hỗ trợ của hải - lục - không quân trước các đối thủ lạc hậu hơn.

“Các chuyên gia quân sự phương Tây từ lâu đã khoe khoang, cho rằng xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 được trang bị lớp giáp cứng nhất thế giới, nhưng thực tế khác xa so với quảng cáo”, Topwar đăng tải.

Trong Chiến trạnh vùng Vịnh, xe tăng Challenger-2 tỏ ra rất bền bỉ, nhưng chiến trường Ukraine hoàn toàn khác. Quân đội Nga đã xây dựng hệ thống công sự vững chắc với sự chi viện đắc lực từ pháo binh, không quân và UAV tự sát.

Nỗ lực bảo vệ cầu Crimea

Cầu Kerch, tuyến giao thông huyết mạch nối bán đảo Crimea và đất liền Nga đã liên tục bị UAV tự sát của Ukraine tấn công kể từ khi bùng nổ chiến sự.

Theo các nguồn tin công khai, quân đội Nga không chỉ bố trí vũ khí, thiết bị gần cầu như hệ thống phòng không tầm xa S-400 mà còn chủ động đánh chìm 7 chiếc tàu ở khu vực lân cận để tăng cường khả năng phòng thủ.

"Hiện nay, cách chính để Ukraine phá hủy cầu Crimea là sử dụng xuồng cảm tử không người lái. NATO cung cấp thiết bị, công nghệ và hỗ trợ cho Starlink. Trong khi đó, Nga đã cử nhiều tàu chiến đến tuần tra khu vực. Gần cây cầu cũng đã lắp đặt các rào chắn ở cả hai bên để ngăn chặn UAV cảm tử có thể tấn công trụ đỡ và dầm cầu. Nga cũng tăng cường ngăn chặn các cuộc tấn công có thể xảy ra ở sát mặt nước, ví dụ như từ tàu không người lái và tàu ngầm”, trích phân tích của Topwar.

Hỏa lực tầm xa được tận dụng triệt để khiến các mũi tấn công Ukraine bị bào mòn trước khi tiến tới vị trí giao tranh. Ảnh: RIAN.
Hỏa lực tầm xa được tận dụng triệt để khiến các mũi tấn công Ukraine bị bào mòn trước khi tiến tới vị trí giao tranh. Ảnh: RIAN

Quân đội Nga đã điều chỉnh chiến thuật dựa trên thực tế chiến trường

Các chuyên gia của Tạp chí Topwar đánh giá, Quân đội Nga không chỉ mở rộng sử dụng thiết bị quân sự hoán cải, mà còn điều chỉnh chiến thuật phù hợp với chiến trường. Cụ thể, pháo binh được sử dụng triệt để bào mòn các mũi tấn công Ukraine, trong khi quân chủ lực đang ở thế phòng thủ trong công sự kiên cố. Bằng chiến thuật này, Quân đội Nga đã làm suy giảm tối đa sức mạnh chiến đấu của đối phương và các đơn vị cơ động của Nga sẵn sàng phản công bất cứ lúc nào.

"Quân đội Nga ưu tiên các chỗ đứng ở các vị trí hiện tại và đảm bảo sức mạnh của tuyến phòng thủ dài cả nghìn km. Trong trường hợp này, ngay khi kẻ địch đột phá vào một địa điểm nhất định, các đơn vị cơ động đã triển khai ở đó, còn phía sau là các đơn vị dự bị sẵn sàng tham chiến khi cần”, Topwar đánh giá.

Ngoài ra, quân đội Nga đã thực hiện các cuộc tấn công tầm xa và chính xác hơn để làm tê liệt và mất khả năng chiến đấu của đối phương. Ví dụ, người Nga có thể sử dụng tên lửa bội siêu thanh Kinzhal và tên lửa hành trình Kalibr để tấn công các kho vũ khí và đạn dược của Lực lượng Vũ trang Ukraine, các địa điểm sản xuất máy bay không người lái, căn cứ không quân quân sự… Các đòn tấn công này làm đứt gẫy tuyến hậu cần của Ukraine và khiến công tác tiếp vận các hướng phản công mất đi hiệu quả mong muốn.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương