Do kết quả kinh doanh 6T23 của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) tốt hơn nhiều so với kỳ vọng của BVSC, nhờ sự kết hợp giữa tăng thị phần, mở rộng BLN và tối ưu hóa chi phí, BVSC điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của PNJ lên 1.815 tỷ (tăng nhẹ 0,2% y/y) từ 1.603 tỷ (giảm 11,5% y/y).
Theo quan điểm của BVSC, nhờ các quy định hỗ trợ của Chính phủ đối với thị trường bất động sản, và cả chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, và hoạt động thương mại sẽ được cải thiện theo thời gian. Do đó, BVSC điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2024-25 thêm 10,3-13,9% lên 2.089 tỷ (tăng 15,1% y/y) và 2.410 tỷ (tăng 15,4% y/y).
Việc điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-25 thúc đẩy bởi biên lợi mở rộng và tối ưu hóa chi phí. Cụ thể, BVSC tăng dự báo doanh thu bán lẻ vốn có BLN cao giải thích cho cả việc tăng dự báo doanh thu thuần và biên lợi nhuận mở rộng (cơ cấu sản phẩm tốt hơn).
Dựa trên việc điều chỉnh tăng dự báo kết quả kinh doanh, BVSC nâng giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp DCF cho cổ phiếu PNJ thêm 15,3% lên 98.902 đồng/cp (Upside: 23,6%) từ mức 85.746 đồng/cp trong Cập nhật Ngành Bán lẻ gần đây. Tại TP mới, BVSC định giá PNJ ở mức P/E hợp lý là 15,5x..
Trong khi lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2023 của PNJ chứng tỏ bền bỉ, giá cổ phiếu của PNJ đã giảm 9,3% so với đầu năm, kém hiệu quả hơn 22,9% so với VNIndex (tăng 13,6%). Ở mức giá hiện tại, PNJ giao dịch hấp dẫn với P/E là 12,7x (năm 2024), 11,0x (năm 2025) so với mức trung bình 5 năm là 18,0x. Duy trì khuyến nghị Outperform.
Về dài hạn, BVSC tiếp tục ưa thích PNJ với vị thế cạnh tranh hưởng lợi trực tiếp từ: (1) tăng trưởng của thị trường trang sức có thương hiệu tại Việt Nam; và (2) gia tăng tầng lớp trung lưu và giàu có.
Trong quý I/2023, tổng doanh thu của Công ty CP Nam Việt (HOSE: ANV) đạt 1.158 tỷ đồng (giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó doanh thu mảng cá tra đạt 1.123 tỷ đồng (tăng 5,1%), mảng công trình xây lắp bắt đầu có doanh thu đạt 2,7 tỷ đồng, doanh thu mảng điện mặt trời và khác giảm lần lượt là 3,6% và 96,4%. Biên lợi nhuận gộp của mảng cá tra đạt 16% (giảm 14%), mảng điện mặt trời giảm nhẹ 3% về mức 89%.
Cơ cấu doanh thu của ANV đang có xu hướng chuyển dịch sang thị trường Mỹ, trong quý đầu năm 2023, doanh thu thị trường Mỹ đạt 3% trong tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, trong khi doanh thu từ các thị trường Trung Quốc và EU giảm lần lượt là 9% và 10% so với thời điểm cuối năm 2022.
Hiện nay, ANV vẫn đang duy trì các đơn hàng ổn định, đảm bảo 100% công suất cho đến hết tháng 6/2023. Sau khi có kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR 19) cho giai đoạn từ 1/8/2021 đến 31/7/2022 xác định mức thuế suất mới ở thị trường Mỹ công ty sẽ lên kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ mạnh mẽ hơn trong năm sau, và bán được sản phẩm chủ đạo của mình với giá gấp đôi so với các thị trường cũ, giúp biên lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện trong tương lai.
ANV cũng kỳ vọng giá ở thị trường Trung Quốc sẽ được cải thiện khi nguồn hàng tồn kho cạn dần và tiêu dùng được cải thiện khi nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại. Công ty đã kết nối được 1 tập khách hàng mới ở Trung Quốc, lên kế hoạch tăng trưởng doanh thu 35% tại quốc gia này.
Vào thời điểm tháng 11/2022, nhà máy C&G của ANV đã hoàn thành và đưa vào chạy thử. Tuy nhiên, nhu cầu ở các thị trường vẫn chưa được phục hồi do nền kinh tế ở nhiều thị trường vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nên trong năm 2023, ANV vẫn chưa thể đưa các sản phẩm giá trị gia tăng ra thị trường mà ưu tiên việc bán thô.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 cho nhà máy Amicogen, ANV dự định sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và 3 để nâng công suất từ 780 lên 1.200 và 2.400 tấn/ năm. ANV sẽ bắt đầu triển khai giai đoạn 2 vào năm 2024 với chiến lược sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa năm 2023-2025. Do mới bước đầu khai thác mảng C&G nên ANV được kỳ vọng sẽ còn nhiều dư địa để mở rộng biên lợi nhuận cho mảng này.
Mảng C&G được dự phóng sẽ đem về doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 85 tỷ và 4,25 tỷ đồng cho ANV trong năm 2023.
Dự án điện mặt trời của ANV ở Bình Phú đã hoàn thiện và đi vào hoạt động được 8% và đang có nguồn thu ổn định hàng tháng. Còn lại 300 MW trong dự án của năm 2022 đã bị hủy vì không phù hợp với chính sách của nhà nước, doanh nghiệp vẫn đang kỳ vọng đợt phê duyệt mới của Chính phủ để quay trở lại với các dự án điện trong giai đoạn 2025-2030.
Dự phóng, nếu dự án điện mặt trời của Nam Việt được chính phủ phê duyệt vào năm 2025, doanh thu mảng điện mặt trời sẽ đạt 628 tỷ đồng (tăng khoảng 436% so với năm 2024), nhờ việc cải thiện được công suất lưới điện. Do đó, VCBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu ANV với giá mục tiêu 39.782 đồng/CP.
Trong năm 2023, SSI dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) lần lượt đạt 497 tỷ đồng (tăng 3,4% so với năm ngoái) và 294 tỷ đồng (tăng 33,4%).
Trong năm 2024, SSI ước tính công ty sẽ đạt doanh thu lần lượt là 572 tỷ đồng (tăng trưởng 15,5%) và lợi nhuận sau thuế là 319 tỷ đồng (tăng trưởng 8,7%).
Tại mức giá đóng cửa ngày 18/7/2023, TDM đang giao dịch với P/E 2023 và 2024 lần lượt là 15,5x và 13,7x. SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu TDM, cùng với giá mục tiêu là 42.200 đồng/cổ phiếu – tương ứng với tiềm năng tăng giá là 5,5%.
FSC giả định thị trường BĐS Mỹ sẽ ấm dần lại từ Q2/2023, số dự án cấp mới sẽ hồi phục trong nửa cuối 2023 và tính chung cả năm 2023 sẽ đi ngang và hồi phục +5% trong 2024. Theo đó, trên quan điểm thận trọng, FSC dự phóng doanh thu 2023 Công ty CP Vicostone (HNX: VCS) sẽ phục hồi tốt trong nửa cuối 2023 và tăng +5,5% trong cả năm 2023, hồi phục mạnh 15% trong 2024. Biên lợi nhuận gộp sẽ giảm xuống 27,0% (cùng kỳ 30,8%) và cải thiện lên mức 30% trong 2024 (vẫn thấp hơn của năm 2022 là 30,8%).
Ngoài ra, FSC cũng dự phóng tỷ lệ chi trả cổ tức/LNST hằng năm sẽ ở mức 54% do 1) Ban lãnh đạo có thể giữ nguyên mức chi trả cổ tức tiền mặt hàng năm từ 40-70% mệnh giá; 2) tỷ lệ Chi trả cổ tức/LNST tương đương 2022 để phản ánh sự cẩn trọng của FSC và của Ban lãnh đạo muốn giữ lại tiền mặt trong bối cảnh vĩ mô chưa chắc chắn.
FSC sẽ định giá VCS theo 3 phương pháp P/E, P/B, Chiết khẩu cổ tức với tỷ trọng chia đều 1/3 cho mỗi phương pháp do 1) phương pháp P/E chưa phản ánh đủ tiềm năng hồi phục tiếp tục trong 2024; 2) phương pháp P/B chỉ có thể phản ánh 1 phần triển vọng của 2024; 3) VCS chia cổ tức đều đặn hàng năm nên cần chiết khấu cổ tức để đưa vào định giá.
FSC sẽ áp dụng P/E dự phóng là 10.65x lần, tương đương mức P/E TB 2 năm +1SD để phản ánh kỳ vọng hồi phục tiếp tục trong 2024. Mức P/B dự phóng áp dụng sẽ là TB 2 năm do quan điểm thận trọng, là 2.82x lần.
Kết hợp 3 phương pháp định giá so sánh P/E, P/B và chiết khấu cổ tức, mức định giá trung bình sẽ là 77.032 đồng/cp. Theo đó, mức dự phóng 12 tháng tới cho cổ phiếu VCS là 77.032 đồng/cp, tương đương mức P/E dự phóng cho 2023F và 2024F lần lượt là 11.6x và 8.5x, mức P/B dự phóng cho 2023F và 2024F lần lượt là 2.3x và 2.2x
FSC cho rằng mức định giá này là hợp lý khi kết quả kinh doanh VCS hồi phục trong các quý tới và thị trường bắt đầu nhìn sang dự phóng 2024.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 20/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 21/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 24/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|