Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (HOSE - Mã: MIG) ghi nhận KQKD tích cực trong Quý 2/2021 với LNTT đạt 98,5 tỷ đồng, tăng trưởng +54% YoY. Lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu nhờ doanh thu phí bảo hiểm thuần tăng trưởng +28% YoY. Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, MIG ghi nhận LNST là 116 tỷ (tăng trưởng 44% so với cùng kỳ) và đã hoàn thành 41% kế hoạch LNST.
FSC kỳ vọng MIG sẽ đạt mức tăng trưởng về phí bảo hiểm phi nhân thọ tốt hơn trong năm 2021 nhờ hoạt động kinh tế hồi phục kéo theo sự hồi phục của bảo hiểm hàng hóa, du lịch và bảo hiểm an toàn tín dụng. Tuy vậy, môi trường lãi suất thấp sẽ làm cho lợi nhuận từ hoạt động đầu tư bị ảnh hưởng vì phần lớn danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm là tiền gửi ngân hàng và trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, chi phí tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tang nhanh trong những năm gần đây do có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thô lỗ cũng ảnh hưởng tới KQKD.
Ở mức giá hiện tại, MIG đang giao dịch tại P/B là 1,6x, cao hơn mức P/B trung bình ngành là 1,3x, nhưng ROE và ROA của MIG vượt trội hơn so với mức trung bình ngành Bảo hiểm phi nhân thọ. Mức Stock Rating của MIG ở mức 80 điểm, trong đó chúng tôi kỳ vọng Điểm cơ bản có thể đạt trên mức 80 điểm (sau khi cập nhật KQKD quý 2/2021) và đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của MIG vượt hoàn toàn đường trung bình 50 ngày với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn của MIG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Cổ phiếu PVD (Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – sàn HOSE) đang hình thành xu hướng tăng giá từ vùng đáy 17.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng hồi phục tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 báo hiệu xu hướng hồi phục ngắn hạn.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 19.6 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 23.5.
2Q2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE - Mã: VPB) có kết quả kinh doanh tăng trưởng với thu nhập lãi thuần đạt 9.232 tỷ VND (+19,9% YoY, +1,2% QoQ); TOI đạt 12.047 tỷ VND, tăng 34,6% YoY và 9,0% QoQ.; LNST đạt 4.016 tỷ VND, tăng 36,1% YoY.
VPB kì vọng có thể hoàn tất các thủ tục liên quan đến thương vụ bán FE Credit để dòng tiền lợi nhuận có thể chảy về ngân hàng trong 3Q2021, qua đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ tiêu thanh khoản và chi phí đầu vào bình quân.
Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp sẽ làm chậm lại tiến độ của thương vụ tìm đối tác chiến lược do: (1) Đàm phán giá ảnh hưởng do các rủi ro ngắn hạn (2) Việc giãn cách ảnh hưởng đến quá trình thương thảo, hoàn thiện giấy tờ.
Tham chiếu với giai đoạn làn sóng thứ nhất khi Việt Nam thực hiện mạnh giãn cách xã hội, KBSV cho rằng tăng trưởng tín dụng trong 3Q2021 sẽ chậm lại khi các ngân hàng sẽ phải đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng tài sản.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu là 75.400 VND/cp, cao hơn 24,6% so với giá tại ngày 10/08/2021.
Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Tân An
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|