Theo đó, vào ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, UPCoM: PGB) đã mua lại toàn bộ 500 trái phiếu đang lưu hành của mã PGBL2124001, tương ứng tổng khối lượng là 500 tỷ đồng. Lô trái phiếu có thời hạn 3 năm, được phát hành vào ngày 10/9/2021 và ngày tới hạn là 10/9/2024.
Được biết, đây là lô trái phiếu duy nhất được ngân hàng PGBank phát hành vào năm 2021 và phải tới tháng 9 năm 2024 mới đáo hạn, là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và không phải nợ thứ cấp của tổ chức phát hành. Lãi suất phát hành thực tế là 4,3%/năm.
PG Bank cho biết, mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng quy mô vốn hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, UPCoM: PGB) |
Nhà đầu tư mua trọn lô trái phiếu này là một ngân hàng trong nước. CTCP Chứng khoán VNDirect là tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là tổ chức đăng ký, lưu ký.
Tại diễn biến liên quan, ngày 11/9, Ngân hàng PGBank đã công bố các báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh, Công ty CP Quốc tế Cường Phát và Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức.
Cụ thể, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh đã mua vào 39,3 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 13,099% cổ phần có quyền biểu quyết tại PGBank. Trong khi đó, Công ty CP Quốc tế Cường Phát và Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức lần lượt nhận chuyển nhượng 40,6 triệu và 40 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 13,541% và 13,359% vốn điều lệ của nhà băng này.
Theo đó, cả 3 doanh nghiệp nói trên là các nhà đầu tư tổ chức mua về 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ PGBank tại buổi bán đấu giá hồi tháng 4/2023 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Số tiền mà cả 3 công ty này bỏ ra là gần 2.568 tỷ đồng. Ngày thực hiện giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn tại PGBank của 3 doanh nghiệp là 31/8/2023.
Trước đó vào ngày 28/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn chấp thuận việc 3 công ty mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn ở PGBank.
Theo công văn của NHNN yêu cầu 3 công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn nhận chuyển nhượng cổ phần tại PGBank, không được góp vốn, mua cổ phần của PGBank dưới tên cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp cho tổ chức tín dụng thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận đầu tư.
NHNN yêu cầu PGBank cùng 3 công ty nói trên phải tuân thủ quy định của pháp luật về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan, quy định về cổ đông lớn và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Về các tân cổ đông lớn của PGBank, theo cập nhật tới tháng 6/2022, Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức có Chủ tịch HĐQT là ông Vũ Văn Nhuân (SN 1973). Ông Nhuân từng được biết đến là Giám đốc Công ty TNHH TCHB - công ty con của Công ty CP Khu công nghiệp Tổ hợp Công nghệ Thành Công Việt Hưng. Theo tìm hiểu, 3 cổ đông sáng lập Việt Hưng là các pháp nhân nằm trong hệ sinh thái "group" về lĩnh vực ô tô, bất động sản, chứng khoán.
Về phần Quốc tế Cường Phát, công ty có Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Văn Mạnh (SN 1981). Được biết, ông Mạnh cũng là cổ đông sáng lập Công ty CP Quốc tế PL. Đây cũng là 1 pháp nhân nằm cùng nhóm với Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức. Đáng chú ý, Cường Phát vào ngày 20/4/2023 hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 882 tỷ đồng.
Trong khi đó, không nhiều thông tin về pháp nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh - đơn vị nắm 13,1% vốn PGBank. Công ty được thành lập vào năm 2010, cơ cấu cổ đông gồm ông Võ Trọng Phú (10%) và bà Phạm Thị Phương (90%).
Được biết, tổng vốn góp tăng lên của 3 doanh nghiệp này là 2.577 tỷ đồng, nhiều hơn đôi chút với số tiền 2.568 tỷ đồng được chi ra để mua vào gần 40% sở hữu tại PGBank của Petrolimex.
Theo tài liệu vừa công bố, PGBank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2023 tại Khách sạn G3, G4 – The Five Villas & Resort Ninh Bình – xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Ngoài việc kiện toàn bộ máy nhân sự của HĐQT và Ban Kiểm soát, tại đại hội bất thường lần này, PG Bank sẽ xem xét các vấn đề về tăng vốn điều lệ, thay đổi tên thương mại và địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng. Đồng thời, xem xét thông qua về phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Trên thị trương chứng khoán, cổ phiếu PGB đã chứng kiến phiên giao dịch lịch sử với thanh khoản đạt mức kỷ lục ngày 11/7. Cụ thể, có tới gần 155 triệu đơn vị PGB được sang tay giữa các nhà đầu tư bằng phương pháp thỏa thuận trong phiên 11/7, tương đương 51% vốn điều lệ PGBank. Tổng số giao dịch đạt giá trị 3.274 tỷ đồng, tương đương giá trung bình 21.000 đồng/CP.
Tính đến thời điểm kết phiên ngày 14/9, hiện thị giá PGB đang dừng ở mức 29.200 đồng/cp, tăng tới 80% so với thời điểm đầu năm.
PGBank chính thức công bố 3 tổ chức nắm giữ 40% vốn điều lệ của ngân hàng Ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB) đã công bố các báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của ... |
PG Bank 11 năm liên tiếp không chia cổ tức, 13 năm "nói không" với tăng vốn Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, UPCOM: PGB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023. ... |
Liên tục nhận dòng vốn ngoại, OCB tiếp sức doanh nghiệp SME Nhận khoản vay 100 triệu USD từ Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân ... |
Hải Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|