PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%

(Banker.vn) 4 nội dung chính quan trọng sẽ được Ngân hàng PGBank thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày hôm nay 23/10.

Biến động nhân sự cấp cao PGBank chưa kết thúc, Phó Chủ tịch Nguyễn Tiến Dũng lại nộp đơn từ nhiệm

MSB mua trọn lô trái phiếu 500 tỷ đồng của PGBank

Lộ diện 5 thành viên Hội đồng quản trị mới của Ngân hàng PGBank

Theo thông tin công bố, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB) sẽ tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày hôm nay 23/10 để thông qua 4 nội dung chính và quyết sách những vấn đề quan trọng về tương lai của ngân hàng này.

Cụ thể, PGBank sẽ thông qua phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, nhà băng này dự kiến đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%.

Bên cạnh đó, Ngân hàng PGBank trình cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong năm 2023 và năm 2024. Cụ thể, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 40%, tương ứng tăng vốn điều lệ thêm 1.200 tỷ đồng; chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 26,67%, tương ứng tăng vốn điều lệ thêm 800 tỷ đồng.

PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank)

Ngân hàng này cũng đưa ra kế hoạch chào bán, PGBank dự kiến chào bán tối đa 80 triệu cổ phiếu và giá chào bán không thấp hơn mệnh giá. Dự kiến, số tiền huy động là 2.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng sẽ sử dụng 30 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn; 300 tỷ đồng đầu tư nâng cấp phần mềm, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và trang thiết bị tin học và dự án chuyển đổi ngân hàng; 300 tỷ đồng đầu tư Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu tổ chức tín dụng khác phát hành; còn lại 1.370 tỷ đồng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.

Nội dung quan trọng tiếp theo được PGBank đưa ra đó là thông qua thay đổi tên thương mại và địa điểm đặt trụ sở chính. PG Bank muốn đổi địa chỉ trụ sở từ tầng 16, 23, 24 Toà nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, TP Hà Nội sang địa chỉ mới là Toà nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Đồng thời, ngân hàng muốn đổi tên, giao cho Hội đồng quản trị xem xét, quyết định cụ thể phù hợp với quy định pháp luật.

Cuối cùng, nhà băng thông qua phương án cơ cấu và nhân sự thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025, trên cơ sở đánh giá của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định cũng như ý kiến của các Bộ ngành liên quan, ngày 28/8/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản chấp thuận việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) dẫn đến trở thành cổ đông lớn tại PG Bank.

Đồng thời, Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành miễn nhiệm 5 thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Mạnh Hải, ông Oliver Schwarzhaup và ông Nilesh Banglorewala, ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Nguyễn Phi Hùng. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ miễn nhiệm 2 thành viên Ban Kiểm soát là bà Dương Ánh Tuyến, ông Nguyễn Tuấn Vinh.

Dự kiến, danh sách bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị có 5 người: ông Đào Phong Trúc Đại, ông Phạm Mạnh Thắng (đang là Tổng Giám đốc PG Bank), bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Vương Phúc Chính, ông Nguyễn Thành Lâm.

Trước đó, nhà băng đã nhận được đơn từ nhiệm của một số thành viên HĐQT và BKS. Vì vậy, ĐHĐCĐ của PG Bank sẽ phải thực hiện kiện toàn lại bộ máy quản trị, kiểm soát của Ngân hàng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định. Trên cơ sở PLX không còn là cổ đông của PG Bank và để PG Bank có nơi làm việc khang trang hiện đại, phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng, thuận tiện cho việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn, Ngân hàng sẽ thay đổi tên thương mại và địa điểm trụ sở chính trong thời gian tới đây.

Được biết, PGBank là 1 trong 5 ngân hàng thương mại yếu kém, thuộc diện tái cơ cấu theo hướng chuyển giao phần vốn hay sáp nhập, do cổ đông lớn và sáng lập là Tổng Công ty Xăng dầu không được tiếp tục đầu tư nắm giữ ngân hàng theo quy định. 4 nhà băng còn lại bao gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank).

Trên sàn chứng khoán, diễn biến cổ phiếu PGB gần đây không mấy tích cực khi luôn chìm trong sắc đỏ. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (20/10), PGB vẫn trên đà đi xuống và dừng ở mức 26.500 đồng/cp. Ngoài ra, khối lượng giao dịch trung bình của mã này cũng khá thấp, chỉ đạt 78.234 đơn vị/phiên.

Lãi suất ngân hàng GPBank tháng 1/2020 mới nhất

TBCKVN - Mức lãi suất cao nhất tại GPBank là 8% áp dụng cho kì hạn gửi 13 tháng với số tiền gửi từ 3 ...

PG Bank 11 năm liên tiếp không chia cổ tức, 13 năm "nói không" với tăng vốn

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, UPCOM: PGB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023. ...

PGBank chính thức công bố 3 tổ chức nắm giữ 40% vốn điều lệ của ngân hàng

Ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank, UPCoM: PGB) đã công bố các báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của ...

Thiên Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán