Nước Thủ Dầu Một (TDM) báo lãi tăng 110% trong quý III/2022

(Banker.vn) Công ty CP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) vừa báo cáo kết quả kinh doanh với quý III/2022 khởi sắc.TDM báo lãi sau thuế hơn 54,4 tỷ đồng, tăng 110%.

Cụ thể, TDM ghi nhận doanh thu thuần quý III đạt 123 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong kỳ, các chi phí đồng loạt giảm mạnh: chi phí tài chính giảm 33%; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 82% do Công ty không còn phát sinh chi phí mua vật tư y tế để ủng hộ phòng chống dịch COVID-19. Kết quả, TDM báo lãi sau thuế hơn 54,4 tỷ đồng, tăng 110% so với cùng kỳ.

Nước Thủ Dầu Một (TDM) báo lãi tăng 110% trong quý III/2022
Không còn khoản cổ tức từ Biwase kéo theo lợi nhuận sau thuế của TDM giảm 24% xuống còn 146,5 tỷ đồng

Lũy kế 9 tháng đầu năm, TDM đạt 353 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu tài chính sụt giảm đến 98% từ 87 tỷ đồng xuống còn hơn 2 tỷ đồng do Công ty không còn khoản cổ tức từ Biwase (BWE) kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm 24% xuống còn 146,5 tỷ đồng.

Năm nay, TDM đặt mục tiêu doanh thu đạt 510 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 236 tỷ đồng, lần lượt giảm 16% và 28% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, hết quý III, Công ty mới thực hiện 62% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của TDM đạt gần 2,381 tỷ đồng,gần như đi ngang so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho của TDM giảm mạnh 95%, xuống còn 2 tỷ đồng do nguyên liệu, vật liệu giảm. Ngược lại, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đột biến lên hơn 46 tỷ đồng, gấp 8,1 lần đầu năm, phần tăng này đến từ dự án tuyến ống D2500 Nhà máy nước Bàu Bàng – Giai đoạn 2. Dự án được triển khai từ quý II/2021 và dự kiến hoàn thành vào quý 4/2022.

Lợi nhuận quý II giảm do hụt doanh thu tài chính

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Nước Thủ Dầu Một ghi nhận doanh thu đạt 230,17 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 92,07 tỷ đồng, giảm 44,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 50,8% lên 51,4%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 13% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 13,57 tỷ đồng lên 118,23 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 98,2%, tương ứng giảm 85,67 tỷ đồng về 1,57 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 11,8%, tương ứng tăng thêm 1,87 tỷ đồng lên 17,68 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Nguyên nhân doanh thu tài chính giảm chủ yếu do trong kỳ chỉ ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia 0,4 tỷ đồng so với cùng kỳ hơn 87 tỷ đồng.

Kéo dài thời gian chào bán 10 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá sang quý I/2023

Mới đây, Nước Thủ Dầu Một thay đổi thời gian đấu giá cổ phiếu trên HoSE. Cụ thể, ngày 25/10, Công ty dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 tại tỉnh Bình Dương. Dự kiến Công ty trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu được thông qua tại ĐHĐCĐ thuờng niên năm 2022. Trong đó, Công ty dự kiến chào bán 10 triệu cổ phiếu thông qua đấu giá tại HoSE, thời gian dự kiến thực hiện từ quý IV/2022 đến quý I/2023 và sau khi được UBCKN cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm 30/6/2022 là 19.125 đồng/cổ phiếu. Công ty dự kiến dùng số tiền huy động được để đầu tư mua cổ phần của Công ty CP Cấp nước Cần Thơ với giá trị 143 tỷ đồng; đầu tư tuyến ống chuyển tải nước thô D1600 từ công trình thu Tân Ba về Nhà máy Nước Dĩ An với giá trị 140 tỷ đồng.

Được biết, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, Công ty thông qua kế hoạch chào bán 10 triệu cổ phiếu ra công chúng cho nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá tại HoSE, thời gian dự kiến từ quý II/2022 và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

Công ty dự kiến ưu tiên sử dụng theo thứ tự và tùy thuộc vào số tiền huy động được. Trong đó, ưu tiên 1 là bù đắp vốn lưu động để thực hiện hoạt động đầu tư vào các công ty nước với tổng số tiền 297,7 tỷ đồng (143 tỷ đồng mua cổ phần Công ty CP Cấp thoát nước Cần Thơ, 70 tỷ đồng mua cổ phần Công ty CP Cấp nước Cần Thơ 2, 48,55 tỷ đồng mua cổ phần Công ty CP cấp nước Gia Tân, và 36,2 tỷ đồng mua cổ phần Công ty CP Cấp nước Đồng Nai).

Ưu tiên hai là chuẩn bị đầu tư như thuê tư vấn nghiên cứu dự án, chuẩn bị mua sắm vật tư chiến lược trọng yếu của dự án nếu thời điểm giá thuận lợi và để tổ chức thi công song song đồng bộ cải tạo đường của TP. Thuận An …. Ư tiên ba là bổ sung vốn lưu động để phục vụ các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính.

Như vậy, so với tờ trình đã được thông qua, thay đổi lớn nhất trình ĐHĐCĐ thông qua tới đây chủ yếu là kéo dài thời gian thực hiện chào bán cổ phiếu từ quý II/2022 sang tới quý IV/2022-quý I/2023.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Nước Thủ Dầu Một (TDM) dự kiến chào bán 10 triệu cổ phiếu qua đấu giá

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE – Mã: TDM) thông qua hồ sơ chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng năm 2022 thông qua ...

Nước Thủ Dầu Một (TDM): Lợi nhuận giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và nửa đầu năm 2022. TDM ghi nhận lợi ...

Thành viên HĐQT Nước Thủ Dầu Một (TDM) thoái sạch 1 triệu cổ phiếu công ty

Tại phiên giao dịch sáng ngày 12/8, cổ phiếu TDM giảm nhẹ 0,74% về mức 40.100đồng/cp. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần ...

Thiên Ân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán