Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…

(Banker.vn) Lũ lụt do bão Yagi gây ra đã khiến 64 người mất tích, 113 người tử vong, 5 con đập, 4 ngôi chùa và hơn 65.000 ngôi nhà tại Myanmar.
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Theo Nikkei Asia cập nhật rạng sáng 16/9, Chính phủ Myanmar cho biết quốc gia này ghi nhận số người tử vong tăng lên ít nhất 113 người sau những trận mưa lớn do cơn bão Yagi gây ra.

Bản tin của Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Myanmar (MRTV) thông báo ít nhất 320.000 người đã phải di dời nơi cư trú và 64 người vẫn mất tích. Hiện nay, Chính phủ Myanmar đang tiến hành một nhiệm vụ giải cứu và phục hồi đời sống người dân sau mưa lũ.

Nóng: Bão Yagi chưa dừng lại ở Việt Nam…
Bão Yagi khiến nhiều khu vực bị cô lập tại Myanmar. Ảnh: Nikkei Asia

Thời tiết cực đoan từ cơn bão Yagi, cơn bão mạnh nhất tấn công châu Á trong năm nay đã khiến hàng trăm người ở Việt Nam và Thái Lan thiệt mạng, đồng thời nước lũ từ các con sông dâng cao đã nhấn chìm các thành phố ở cả hai nước.

Theo báo cáo từ MRTV, lũ lụt ở Myanmar bắt đầu từ ngày 9/9, với ít nhất 74 người thiệt mạng tính đến ngày 13/9.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc cho biết mưa bão chủ yếu ảnh hưởng đến thủ đô Naypyitaw, cũng như các khu vực Mandalay, Magway và Bago, cùng với bang Shan phía đông và phía nam, các bang Mon, Kayah và Kayin.

Miền Trung Myanmar hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất với nhiều sông suối chảy xuống từ đồi Shan.Báo cáo về nhiều trường hợp tử vong và sạt lở đất đã xuất hiện, nhưng việc thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng bị hư hỏng cũng như đường dây điện thoại và internet bị đứt.

Các đơn vị thông tấn báo chí tại Myanmar cũng đưa tin 5 con đập, 4 ngôi chùa và hơn 65.000 ngôi nhà đã bị lũ lụt phá hủy.

Cho đến nay, hơn 30% trong số 55 triệu người dân Myanmar cần hỗ trợ nhân đạo, nhưng nhiều cơ quan viện trợ, như Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, không thể hoạt động ở nhiều khu vực vì hạn chế tiếp cận và rủi ro an ninh.

Ở một diễn biến khác, Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2/2021 và vấn đề bạo lực đang bao trùm phần lớn đất nước.

Trần Đình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục