Những tác dụng của củ cải với người mắc bệnh tiểu đường

(Banker.vn) Củ cải trắng được coi như “nhân sâm mùa đông” - siêu thực phẩm hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Đặc biệt củ cải có tác dụng với người mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư của cây rau húng Ăn táo ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe người mắc bệnh tiểu đường?

Tác dụng của củ cải với người bệnh tiểu đường

Theo bác sĩ Lê Thân - Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, tác giả cuốn sách "Thuốc ở quanh ta", củ cải có nhiều công dụng ngăn ngừa và chữa bệnh, đặc biệt với bệnh tiểu đường. Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Người bệnh tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp.

Những tác dụng của củ cải với người mắc bệnh tiểu đường
Củ cải có nhiều công dụng ngăn ngừa và chữa bệnh, đặc biệt với bệnh tiểu đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Một nghiên cứu về điều tra tác động của nước ép củ dền đối với lượng đường huyết sau khi ăn cho thấy, uống 225ml nước ép củ dền, hoặc ít hơn 1/2 cốc nước ép củ cải đường dẫn đến việc ức chế đáng kể lượng đường sau bữa ăn.

Theo Trung tâm Quốc gia về sức khoẻ bổ sung và thống nhất, chất chống oxy hóa có trong củ cải giúp ngăn ngừa bệnh tật bằng cách chống lại các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào. Tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra được gọi là stress oxy hóa, có liên quan đến một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, củ cải đường còn chứa các hợp chất khác giúp ức chế tình trạng viêm, từ đó cũng giảm nguy cơ của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Nghiên cứu về chất chống oxy hóa và bệnh tiểu đường cho thấy các chất chống oxy hóa có trong củ cải đường làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh tim mạch, thần kinh và bệnh loét bàn chân do đái tháo đường.

Các bài thuốc dân gian từ củ cải

Ho suyễn lâu ngày: Hạt cải củ (la bặc tử) 10g, hạt tía tô (tô tử) 10g, hạt cải canh (bạch giới tử) 04g; ba thứ sao thơm tán nhỏ, cho vào túi vải thêm 500ml nước, sắc còn 200ml chia làm ba lần uống trong ngày.

Người bệnh tiểu đường: Dùng 200g củ cải, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày.

Mất tiếng không nói được: Củ cải sống, gừng sống giã vắt lấy nước từng thứ, trộn hai thứ vào nhau rồi uống.

Những lưu ý khi ăn củ cải

Củ cải trắng rất tốt và lành, tuy nhiên lại kỵ với lê, táo, nho. Do hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên loại nước ép này.

Dù được coi như “nhân sâm mùa đông” nhưng lại không thể ăn củ cải trắng với nhân sâm. Bởi vì củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau.

Tuyệt đối không ăn củ cải với cà rốt, vì trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cao, nhưng trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim làm vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Chính vì thế cũng không nên ăn chung củ cải trắng với uống nước cam.

Củ cải trắng và nấm, mộc nhĩ khi kết hợp với nhau sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn, nó còn làm cơ thể bị mất nước trầm trọng và tổn thương lá lách.

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Tránh ăn củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

Với hơn 3,5 triệu người Việt Nam đang bị bệnh đái tháo đường. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, cải thiện sức khỏe.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương