Những điều tuyệt đối không nên làm khi điện thoại lỡ "chìm" trong nước

(Banker.vn) Điện thoại khi gặp nước sẽ bị phá hủy rất nhanh các linh kiện bên trong máy và gây ra tình trạng chết máy, đặc biệt là các loại nước chứa nhiều tạp chất hay nước có axit như nước mưa. Khi bị rớt điện thoại xuống nước, bạn cần tránh những điều sau:

Dùng máy sấy tóc hong khô điện thoại

Nhiều người cho rằng phương pháp nhanh nhất để làm khô điện thoại vô nước là sử dụng máy sấy tóc. Phương pháp này sẽ giúp làm bốc hơi tất cả hơi nước còn đọng lại trong máy. Tuy nhiên mặt trái, máy sẽ bị nhiệt độ quá nóng làm hư linh kiện bên trong.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi điện thoại lỡ
Ảnh: Internet

Đóng băng điện thoại trong tủ lạnh

Một phương pháp khác không tốt nhưng lại bị khá nhiều người áp dụng là để điện thoại trong ngăn đá, để nước trong máy kết đông. Đây không phải là một phương pháp hay, bởi vì ngay sau khi đá được rã đông, dế yếu của các bạn lại lâm vào tình trạng cũ, thậm trí còn trầm trọng hơn.

Lau điện thoại bằng tăm bông, khăn bông

Trường hợp máy bị vô nước ít hơn, có người dùng khăn lau khô phần ngoài. Thậm chí thọc tăm bông vào cái chỗ hở như khe cắm sạc, tai nghe, mà không biết nguy cơ lớn các mảnh bông vụn bị thấm nước có thể kẹt lại trong điện thoại gây hư các bộ phận bên trong.

Sạc điện thoại ngay

Nhiều người có suy nghĩ rằng khi sạc điện thoại cho dế yêu mới bị rớt nước thì sẽ khiến hơi nóng tích tụ dần dần bị bốc hơi. Phương pháp này cực kỳ nguy hiểm vì bạn đang cho dòng điện chạy qua mạch điện bị ướt, khả năng bị giật, cháy nổ sẽ cao hơn.

Việc cần làm ngay khi điện thoại vô nước

Bước 1: Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước

Ngay khi điện thoại của bạn bị nhiễm nước, hãy cố gắng mang nó ra ngay khỏi nước càng nhanh càng tốt, điều này nghe có vẻ hơi thừa nhưng cũng cần nhắc đến, bởi chỉ cần một vài giây ngây người ra nhìn thì nước đã nhanh chóng xâm nhập vào điện thoại thông qua các khe hở được che chắn đơn giản. Đồng thời, bạn hãy hướng các cổng kết nối điện thoại xuống dưới để nước thoát ra ngoài. Tuyệt đối không quay các cổng kết nối theo hướng quay lên, điều này khiến nước bị chảy ngược vào bên trong máy gây ra hiện tượng chạm mạch.

Bước 2: Tắt nguồn

Sau khi đã lấy điện thoại ra khỏi nước, bạn hãy tắt nguồn điện thoại ngay lập tức, thay vì kiểm tra nút cứng và màn hình cảm ứng để tránh được tình trạng nước len lỏi vào bo mạch khiến chạm, đứt mạch điện. Lưu ý, trong trường hợp điện thoại đang sạc pin thì hãy bình tĩnh rút sạc ra trước rồi hãy lấy điện thoại sau, nếu không sẽ có thể bị điện giật do điện thoại vẫn có khả năng nhận sạc từ nguồn điện.

Bước 3: Tháo rời điện thoại

Tiếp theo, bạn hãy tiến hành tháo rời điện thoại. Với điện thoại phổ thông, bạn hãy tháo rời từng bộ phận gồm SIM, thẻ nhớ, nắp lưng rồi lấy pin ra khỏi máy. Còn với các dòng điện thoại smartphone bạn chỉ có thể tháo được phần vỏ, nên bạn hãy tháo nắp lưng điện thoại ra để nước có thể thoát ra nhanh hơn.

Bước 4: Hong khô điện thoại

* Đối với nước bình thường: Bạn hãy sử dụng khăn vải mềm lau khô bề mặt điện thoại, rồi dùng tăm bông để lau cổng kết nối sạc điện thoại, tai nghe

* Đối với chất lỏng không phải nước thường (nước ngọt, nước muối,...): Bạn cần lấy khăn ẩm nhanh chóng lau điện thoại để loại bỏ nước bám vào, hạn chế khả năng gây bào mòn điện thoại do loại các loại nước này gây ra. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn khô, mềm lau chùi lại điện thoại một lần nữa.

* Đặt điện thoại vào trong bao gạo hoặc túi hút ẩm: Gạo có khả năng hút nước tốt nên bạn đặt điện thoại vào bao gạo từ 1 - 2 ngày sẽ giúp điện thoại mau ráo nước. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng túi hút ẩm, hộp hút ẩm và đặt điện thoại vào trong từ 1 - 2 ngày để làm khô bên trong máy.

Sơ cứu khi điện thoại lỡ “chìm” trong nước

* Sử dụng máy hút bụi: Bạn nên sử dụng loại máy hút bụi chuyên dụng dành cho điện thoại, máy tính để hút bớt nước bám vào điện thoại và giúp điện thoại khô nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các loại máy hút bụi thông thường, vì chúng có công suất lớn nên có thể làm hư hại điện thoại.

* Đặt điện thoại trên một chiếc khăn mềm hoặc nơi có gió: Một cách đơn giản hơn là bạn có thể đặt điện thoại bên cạnh cửa sổ nơi có ánh mặt trời, gió thoáng mát. Tuy nhiên, bạn không nên để điện thoại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, có thể làm cho điện thoại bị sinh nhiệt, dễ hư hỏng hơn.

Bước 5: Chờ máy khô

Sau khi bạn đã hoàn thành xong các bước ở trên, việc bạn cần làm bây giờ chỉ là kiên nhẫn chờ đợi từ 1 - 2 ngày để cho máy khô. Đừng nên nóng vội mà khởi động lại máy ngay, bởi nó sẽ khiến tình trạng điện thoại trở nên tệ hơn.

Bước 6: Khởi động lại máy và dùng thử

Sau 1 - 2 ngày khi máy đã khô, bạn hãy tiến hành lắp pin vào máy lại (nếu sử dụng điện thoại phổ thông) rồi cắm sạc cho điện thoại một lúc. Cuối cùng, bạn tiến hành bật nút nguồn để khởi động lại máy.

Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng thử máy để kiểm tra xem micro, loa, cổng kết nối của máy có hoạt động bình thường hay không

Lộ diện thêm một mẫu điện thoại sở hữu camera tốt nhất hiện nay, giá lại khá rẻ

Mẫu điện thoại giá rẻ Vivo X100 Pro Plus được cho là sẽ có sức cạnh tranh mạnh mẽ với iPhone 15 Pro và Galaxy ...

Có nên sạc iPhone đầy 100% không?

Thói quen sạc dài một lần phải đầy ắp 100% không hẳn sẽ tốt cho điện thoại của bạn. Vậy nên sạc iPhone đến bao ...

Đây là mẫu iPhone đáng mua nhất hiện nay

Mọi tác vụ kể cả những tựa game nặng nhất cũng đều được thể hiện trơn tru, mượt mà trên iPhone 11 Pro Max.

Tuệ Nhi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán